Grand

Làm gì khi con trẻ bướng bỉnh?

Với các bậc phụ huynh thì việc kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa tốt nhất để đối phó với các bé bướng bỉnh, cứng đầu. Sẽ có lúc nhiều bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp bé có thể nói "Không!" hầu như tất cả mọi thứ bố mẹ yêu cầu. Các con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.

Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng nóng nảy hay giận dữ sẽ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực như đang khóc sẽ gào khóc to hơn. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số giải pháp dành cho bố mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, hay cáu gắt.

ly-giai-hien-tuong-tre-khoc-dem3-1657936692.jpg
Ảnh Internet.

1. Kiên nhẫn lắng nghe và không tranh luận với con.

Mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể. Vì thái độ và tâm trạng của bố nếu bố giận dữ hay điềm tĩnh sẽ phản ánh hành vi của con. Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như "Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc "Giờ con muốn làm gì?"...Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ. Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con.

2. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.

anh-1-1595323373-285-width660height382-1657936808.jpg
Ảnh Internet

3. Không cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn, bởi khi ấy, các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời. Ví dụ, bé đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ. Khi ấy, nếu mẹ quát mắng, bắt bé đi ngủ ngay lập tức thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại và cùng thưởng thức chương trình đó với con một lúc, sau đó, nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.

4. Hãy cố gắng tạo cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc

Trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Bởi vậy nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nếu chiều chuộng con quá mức sẽ dẫn đến những hành vi khó lường do con gây ra dù ở nhà hay nơi công cộng, vì chúng ỷ lại sự nuông chiều đó mà làm bất cứ gì không phân biệt đúng hay sai.

hanhphuc4-3-1657936937.jpg
Ảnh Internet.

Thế nên, tất cả đều do sự dạy dỗ và chăm sóc của cha mẹ tới nơi tới chốn, khi đứa trẻ có hành vi thế nào thì phản ánh sự giáo dục của cha mẹ mà ra, vì đứa trẻ như tờ giấy trắng chúng ta vẽ gì lên đó nó sẽ hiện ra hết. Nhiều người nhận xét việc chăm sóc và nuôi dạy con cái được ví như một công trình khoa học phải theo đuổi suốt đời nhưng đổi lại, đó là kho báu vĩ đại của của các bậc phụ huynh chấp nhận hy sinh cả đời mình mà không một lời than vãn.