Đòn roi trong giáo dục là câu chuyện không mới và bao giờ cũng khơi lên những tranh luận trái chiều về phương pháp dạy dỗ. Một nghiên cứu khác của nhà tâm lý học Murray A.Straus, đồng giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Gia đình tại Đại học New Hampshire, đã theo dõi 800 trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi và đưa ra phát hiện đáng ngạc nhiên này: Ông cho rằng, lý do những bậc cha mẹ không đánh đòn con cái của họ vì họ dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và lý luận với chúng. Ông nói: “Cha mẹ càng sử dụng càng ít hình phạt thể xác, thì họ càng tạo ra nhiều kích thích cho đứa trẻ”. Gíao sư cũng tin rằng việc đánh đòn có thể khiến trẻ em ngừng hành vi không phù hợp trong thời gian ngắn, nhưng nó khiến chúng có nhiều khả năng hành động không phù hợp về lâu dài.
Dưới đây là những cách mà cách bố mẹ Mỹ rèn luyện con nghe lời từ khi còn trẻ. Trọng điểm là hãy nhất quán, nghiêm khắc nhưng không tiêu cực. Không dùng đòn roi, không la hét, tôn trọng con nhưng vẫn đủ răn đe để khiến con nghe lời.
1. Hãy nói những việc con nên làm, đừng nói không nên làm
Rất nhiều bố mẹ dạy con nghe lời bằng cách nói con không nên làm gì ví dụ như: Con đừng qua đường, con đừng đụng tay vào vật đó, con đừng ăn vật đó…Việc bạn yêu cầu trẻ không nên làm gì, sẽ khiến trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin yêu cầu của bố mẹ. Trong khi đó, nếu bạn đưa cho trẻ một lời khuyên nên làm gì đó thì trẻ chỉ cần tập trung vào ý trong lời bố mẹ nói. Bên cạnh đó, việc bạn yêu cầu trẻ không nên làm gì nhưng lại không nói cho trẻ cách làm thế nào cho đúng, vậy nên trẻ có thể lặp lại lỗi sai này bất kì khi nào. Cách dạy con nghe lời trong trường hợp này là hãy thử nói con nên làm gì cụ thể, thay vì “Đừng để đồ chơi của con khắp nhà”, hãy thử “Con bỏ đồ chơi của con vào thùng đồ chơi nhé”. Thay vì "Đừng đi ra đường", hãy thử "Con chỉ được chơi ở khu vực này thôi nhé”. Nếu con làm đúng như những gì bạn nói, hãy dành cho con một lời cảm ơn để trẻ biết được rằng trẻ vừa làm một điều đúng đắn. trẻ sẽ có ý thức luôn hành động đúng để nhận được lời khen từ bố mẹ.
2. Kiên nhẫn quan sát và hướng trẻ tập trung
Rất nhiều bố mẹ khi yêu cầu con làm một điều gì đó nhưng khi quay lại không thấy con làm, thường sẽ cáu giận hoặc lặp đi lặp lại yêu cầu của mình, tới một lúc nào đó, sẽ dẫn đến việc bố mẹ la hét và nóng giận. Cách giải quyết tích cực trong trường hợp này là hãy quan sát và đưa ra gợi ý nếu trẻ không làm theo. Thay vì bảo con là “Con nhặt đồ chơi ngay cho mẹ” thì hãy dẫn dắt “Đồ của con rớt trên sàn kìa, giờ mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”. Nếu trẻ chưa biết, bạn hãy hướng dẫn trẻ bỏ đồ vào thùng đồ chơi, những lần tiếp theo khi bạn hỏi vậy thì trẻ sẽ tự biết bỏ đồ vào thùng. Mấu chốt ở đây là không yêu cầu trẻ làm gì mà hãy đưa ra câu hỏi để trẻ đưa ra câu trả lời. trẻ sẽ cảm thấy mình có nhiều “quyền lực” hơn, được mẹ tin tưởng hơn thì trẻ sẽ chủ động làm theo mong muốn của bạn. Và luôn nhớ bài học, khi trẻ làm đúng hãy khen ngợi và dành lời cảm ơn cho trẻ để mọi thứ trở nên tích cực hơn.
3. Đưa ra những nguyên tắc và hình phạt rõ ràng
Hãy đặt ra những quy tắc rõ ràng với trẻ, việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt. Ví dụ như thời gian ăn uống, thời gian chơi, dọn dẹp sau khi chơi xong...v.v. Bạn phải luôn giải thích những hậu quả nếu trẻ không làm đúng theo những quy định này, đi kèm với đó là những hình phạt nếu trẻ vi phạm quy tắc. Bạn có thể nói: "Nếu con không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi thì con sẽ bị phạt không được chơi vào ngày hôm sau”. Vì việc được chơi phụ thuộc vào lựa chọn của trẻ nên sẽ có xu hướng lựa chọn điều tích cực và làm theo những gì bạn mong muốn. Ở cách dạy con nghe lời này cũng sẽ có một lưu ý nhỏ là đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác. Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời bạn.
4. Hãy xem lại những lý do mà bạn nổi giận
Nếu bạn la mắng hoặc sử dụng đòn roi với con, hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao con lại phản ứng như vậy. Nếu bạn đang la hét vì tức giận, hãy học cách để bình tĩnh lại. Điều này, sẽ giúp bạn làm gương cho con về việc kiểm soát được cảm xúc của mình. Các trẻ ăn vạ, la hét khi bị la mắng có xu hướng là bố mẹ chúng cũng là người thích la hét và áp dụng những cách dạy con nghe lời tiêu cực. Hãy dành thời gian cho bản thân để bình tĩnh lại, thấu hiểu con hơn. Trừ những tình huống nguy hiểm cần phản ứng ngay thì hãy đợi đến khi bạn bình tĩnh mới nói chuyện với con. Đôi khi, bạn la mắng và bực tức với trẻ chỉ bởi vì bạn đang gặp áp lực với cuộc sống trẻn ngoài và đứa trẻ, không may với hành động nhỏ không đáng bị la mắng lại trở thành đối tượng trút giận của bạn. Đây là một hành động phản giáo dục và không được khuyến khích ở bất kì nền giáo dục nào. Tóm lại, tránh cằn nhằn hoặc lặp đi lặp lại lời yêu cầu hoặc cảnh cáo với con. Thay vào đó, hãy đưa ra những quy tắc, nếu trẻ làm sai thì hãy thực hiện hình phạt như những gì bạn đã trao đổi với trẻ trước đó để cho trẻ thấy rằng bạn nói thì bạn sẽ làm. Không đưa ra những lời ra lệnh mà hãy dẫn dắt con để con làm đúng. Luôn khen ngợi khi con làm tốt một việc gì đó để trẻ cảm thấy mình đã làm được việc tốt và được bố mẹ tôn trọng.
Đòn roi trong giáo dục là câu chuyện không mới và bao giờ cũng khơi lên những tranh luận trái chiều về phương pháp dạy dỗ. Từ xưa đến nay, nhiều người Việt vẫn dùng roi uốn nắn một đứa trẻ chưa ngoan, đó là một sự thất bại của cha mẹ. Nhưng ít nghĩ tới hậu quả mà đứa trẻ hứng chịu sau những trận đòn trút giận của cha mẹ là vấn đề tâm lý như: Sợ hãi, không tin tưởng, có xu hướng bạo lực, lòng tự trọng kém và nguy hiểm. Thế nên, các bạc cha mẹ hãy thật sự lắng nghe và chia sẻ cùng con cái nhiều hơn để có những cách giáo dục phù hợp mang đến cho con tuổi thơ tràn ngập tiếng cười hạnh phúc hơn là ám ảnh vì những đòn roi.