Dưới đây là 2 kiểu tâm trạng như thế.
Binge eating - Cảm giác có thể ăn "cả thế giới"
Mỗi tháng, khoản tiền mà Xiao Ling - Cô gái 21 tuổi tiêu tốn cho việc ăn uống rơi vào khoảng 2650 Nhân Dân tệ (khoảng 9 triệu đồng). Đây chỉ là riêng tiền ăn của Xiao Ling và cũng là đầu mục chiếm 90% tổng tiền chi tiêu của Xiao Ling mỗi tháng.
Ban đầu, Xiao Ling chỉ nghĩ đơn giản rằng sức ăn của mình có phần hơn người. Cô có thể ăn hết 1 chiếc pizza đường kính 20cm, 1 suất mì Spaghetti, 2 lon Coca Cola, 2 đùi gà sốt cay và tráng miệng bằng 1 chiếc bánh donut hoặc 2 chiếc flan, trong 1 bữa.
Vì luôn ăn rất nhiều trong 1 bữa nên chẳng mấy khi Xiao Ling đi ăn cùng bạn bè mà chỉ đặt đồ ăn về nhà và một mình thưởng. Mãi cho đến khi bị trào ngược dạ dày nặng và đi khám, Xiao Ling đã được bác sĩ khuyên rằng nên đi khám tâm lý vì có thể cô đã bị binge eating.
Binge eating là một dạng rối loạn ăn uống được coi là nghiêm trọng trong tâm lý học. Khi một người bị mắc rối loạn ăn uống, họ luôn cảm thấy thèm ăn, ăn rất nhanh và rất nhiều một lúc mà vẫn cảm thấy chưa đủ no. Thậm chí, người bị rối loạn ăn uống nặng có thể rơi vào trạng thái ăn no đến mức nôn, rồi lại tiếp tục ăn, hệt như một kẻ nghiện rượu bị say rượu vậy.
Chuyên trang tâm lý học Psychology Today cho biết 3 nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn ăn uống: Chế độ ăn kiêng quá khắt khe trong thời gian dài, các bệnh tâm thần (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,...) hoặc do gen.
Câu hỏi đặt ra lúc này: Rối loạn ăn uống thì có liên quan gì tới sức khỏe tài chính cơ chứ? Câu trả lời chính là: Sức khỏe tài chính sẽ là khía cạnh đầu tiên sa sút trước khi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người mắc chứng rối loạn ăn uống "lao dốc". Lý do rất đơn giản, họ chẳng mấy khi tự nấu ăn mà sẽ mua đồ ăn bán sẵn với số lượng gấp đôi hoặc gấp 3 lượng thức ăn của một người bình thường trong một bữa.
Vậy phải làm sao để cơn thèm ăn không biến tướng, trở thành chứng rối loạn ăn uống?
- Đừng ăn kiêng quá khắc nghiệt, để cơ thể thiếu chất trong thời gian dài.
- Khi đói, hãy thử nghĩ đến việc ăn hết một trái táo và một hũ sữa chua. Nếu cảm thấy không hào hứng lắm với trái táo và hũ sữa chua, cảm giác đói của bạn thực chất chỉ là cảm giác thèm ăn mà thôi.
Mania - Trạng thái hưng cảm, "vui điên lên"!
Trong một tháng vừa qua, Jing Jié đã mua tặng bạn thân một đôi giày thể thao và một chiếc túi xách. Cô cũng tặng mẹ một chiếc áo choàng bằng lông vũ và mua cho cha một chiếc xe đạp để ông đi thể dục. Tất cả những món quà mà Jing Jié tặng cho bạn thân và cha mẹ đều không nhân một dịp gì đặc biệt, chỉ đơn giản là cô đột nhiên cảm thấy vui và muốn mua quà cho những người cô yêu thương mà thôi.
Điều đáng nói chính là gần như tháng nào, Jing Jié cũng cảm thấy vui và muốn mua quà cho mọi người như vậy. Cha mẹ cô rất vui vì tin rằng mình đã sinh được cô con gái có hiếu, luôn nghĩ tới cha mẹ. Còn bạn thân của Jing Jié thì khác. Cô ấy cảm thấy mắc nợ và áp lực vô cùng khi "được" nhận quà từ Jing Jié gần như mỗi tháng.
May cho Jing Jié, bạn thân của cô thực sự là một người tốt. Cô ấy đã cùngJing Jié đi khám tâm lý sau khi nói với Jing Jié rằng: "Hình như bà bị hưng cảm rồi"!
Thường xuyên mua quà giá trị cao cho người thân không nhân dịp gì là một trong những biểu hiện thường thấy ở một người bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực, khi họ rơi vào trạng thái hưng cảm. Ngoài việc tiêu tiền của mình cho người, ở "pha hưng cảm", người mắc rối loạn lưỡng cực còn có thể có những hành vi mất kiểm soát vì tin rằng bản thân có siêu năng lực.
Vậy phải làm sao để ngăn chặn một cơn hưng cảm "thiêu đốt" cả ví tiền?
Tự soi chiếu bản thân, nếu bạn thường xuyên chợt cảm thấy vui rồi mua quà cho tất cả mọi người mà bạn coi là thân thiết, hãy đi khám.
Hưng cảm nói riêng hay rối loạn lưỡng cực nói chung không phải một trò đùa!
Theo Phụ nữ mới