Grand

Đi tìm sự thật về NƠI SINH và NGÀY SINH của Hoàng hậu Nam Phương

Kim Thanh - Minh Lan
Nhân duyên để bà bắt tay vào tìm hiểu Hoàng hậu Nam Phương phải kể đến cuộc gặp gỡ của bà với tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang - tác giả của quyển sách “Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng”. Cuộc gặp gỡ này là tiền đề cho các buổi chuyên đề tiếp theo do bà tổ chức về Nam Phương Hoàng hậu và cũng là nhân duyên để bà đi tìm câu trả lời về ngày sinh và nơi sinh của Hoàng hậu.
z4865033688003-0bfc50714156a32c9be789b70a452e19-1699584287.jpg
Sống 247 cảm ơn Nhà XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý đã cung cấp thông tin & hình ảnh.

Nhân duyên với Hoàng hậu Nam Phương

Nhà xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thuý được biết đến với vai trò là Đồng sáng lập của Hội quán các bà mẹ cùng bà Jenny Lê Quế Phương. Nhân duyên để bà bắt tay vào tìm hiểu Hoàng hậu Nam Phương phải kể đến cuộc gặp gỡ của bà với tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang - tác giả của quyển sách “Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng”. Bà gặp ông khi thực hiện chuyên đề “Lụa là một thuở” cho Hội quán vào năm 2018. Đây được xem là nhân duyên đầu tiên để Hội quán Các bà mẹ tổ chức nhiều cuộc tọa đàm về Hoàng hậu Nam Phương ở các năm tiếp theo vào ngày giỗ hàng năm của Hoàng hậu.

img-2127-1699600056.jpeg
 

Bước sang năm 2020, cũng trong một chuyên đề về Hoàng hậu Nam Phương, bà có dịp cùng tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang về thăm lăng Nguyễn Hữu Hào, thăm cung Hoàng hậu Nam Phương, đinh Bảo Đại… bà nhận thấy có sự khác nhau về năm sinh của Hoàng hậu ở các lịch sử tích lũy này. Có nơi thì cho rằng Hoàng hậu sinh năm 1913, cũng có nơi nói lại năm 1914. Bà mang thắc mắc này chia sẻ cùng với TS. Vĩnh Đào (Tiến sĩ Văn Học Pháp, Viện Đại Học Paris IV -Sorbonne; Chuyên viên ngân sách, tài chánh trong một cơ quan chính phủ Pháp trong nhiều thập niên, nay cư ngụ tại một vùng quê miền Tây nước Pháp, nghiên cứu ngữ pháp và viết sách), nhưng tại thời điểm đó, ông cũng chưa có được câu trả lời chắc chắn cho bà.

img-2126-1699598617.jpeg
TS. Vĩnh Đào và bà Thanh Thuý gặp ông Marcel Boudy - cựu xã trưởng Chabrignac tại nhà hưu dưỡng Cẩm Tú Cầu (4/2023).

Đến ngày 20/08/2022, bà tháp tùng TS. Vĩnh Đào trở về Gò Công. Bà đến nhà riêng của nhà nghiên cứu Phan Thanh Sắc và trao đổi với ông về quê quán, nơi sinh của Hoàng hậu Nam Phương. Ông Sắc cho hay: trong các tài liệu mà ông có, ông không tìm thấy bằng chứng nào về việc Hoàng hậu Nam Phương được sinh ở Gò Công. Chính điều này làm cho bà Nguyễn Thị Thanh Thúy cùng TS. Vĩnh Đào bắt đầu sưu tầm các tài liệu để tìm câu trả lời chính xác về ngày sinh và nơi sinh của Hoàng hậu.

img-2138-1699761338.jpeg
 
Ông Bà Nguyễn Hữu Hào chụp cùng với hai con gái Agnes va Mariette Nguyễn Hữu Hào, tức Nam Phuơng Hoàng Hậu, trong ảnh Hoàng hậu Nam Phương mới ba tuổi. 

Tìm lại những chứng cứ lịch sử thì ngoài tập sách bằng tiếng Pháp Souverains et Notabilités d'Indochine ("Tiểu Toàn sử vua chúa và thân hào các nước Đông Dương") do Phủ quyền Pháp tại Đông Dương ấn hành năm 1943, trong Trong đó chỉ có một trang ghi rất vắn tắt tiểu sử Hoàng hậu Nam Phương với ngày sinh 4.12.1914, sách Nguyễn Phúc tộc thế phù do Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc biên soạn và xuất bản năm 1995 cũng ghi ngày tháng như trên. Trong khi đó, bia mộ của Hoàng hậu ghi ngày sinh là 14/11/1913.

img-2143-1699761842.jpeg
 
Thông tin trên bia mộ của Hoàng hậu Nam Phương tại Pháp, ảnh do bà Nguyễn Thị Thanh Thuý cung cấp.

Vậy đâu mới thật sự là năm sinh của Hoàng hậu?

img-2140-1699761339.jpeg
 
Một số hình ảnh của Hoàng hậu Nam Phương công bố trên tờ báo "Trong khuê phòng".

Trong quá trình nghiên cứu, bà đã cùng TS. Vĩnh Đào đi hầu hết các nơi mà Nam Phương Hoàng hậu đặt chân đến đến. Bà cũng sang Pháp, tìm đến những nhân chứng cuối cùng có mối quan hệ thân cận với Nam Phương Hoàng hậu.

img-2142-1699761338.jpeg
 
Nhà xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thúy bên mộ của hoàng hậu Nam Phương tại Pháp.

Và cuối cùng, bà đã tìm được những tư liệu quý và chứng cứ xác thật về ngày sinh và nơi sinh của Hoàng hậu Nam Phương.

Ngày sinh của Nam Phương Hoàng hậu:

Nam Phương Hoàng hậu không phải sinh vào năm 1914 như nhiều tư liệu đã nhầm lẫn. Bà sinh ngày 14/11/1913.

Điều này thể hiện qua 3 tư liệu mà TS. Vĩnh Đào và bà Thanh Thúy đã tìm được:

1. Bảng chụp sổ khai sanh của Tòa Đốc lý thành phố Sài Gòn năm 1913 trích trong hồ sơ của Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại ở Aix-en-Provence, Pháp. Sổ khai sanh ở số thứ tự 130 ghi:

Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 lúc 5 giờ 15 phút chiều, tại số 1 đường Rousseau, giới tính nữ, con của Pierre Nguyễn Hữu Hào, 43 tuổi, nghiệp chủ, công dân Pháp nhập tịch, và vợ là Marie Lê Thị Bình, 34 tuổi, không nghề, cư ngụ tại Sài Gòn, 37 đường Taberd.

Hôm nay, ngày 17.11.1913 lúc 8 giờ sáng, người cha nói trên đã đem đứa trẻ đến trình diện và khai sinh trước mặt chúng tôi, người lập bản khai sinh này, trước sự hiện diện của Edouard Dussol, kế toán viên hãng Ogliastro, và Gabriel Gueldre, nhân viên Hải quan Đông Dương, cả hai cư ngụ tại Sài Gòn. Hai nhân chứng, sau khi đọc lại, cùng ký bản khai sanh này cùng với chúng tôi, Augustin Foray, Phó Đốc lý thứ nhứt, viên chức hộ tịch, thay mặt Đốc lý. Dưới tờ khai có 4 chữ ký: P. Nguyễn Hữu Hào, A. Foray, E. Dussol, G. Gueldre

img-2141-1699761338.jpeg
 
Giấy rửa tội của Nam Phương Hoàng hậu.

2. Bản trích lục sổ Rửa tội tại Thánh đường Sài Gòn năm 1913. Tòa Tổng giám mục Sài Gòn chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Thị Lan sinh ngày 14.11.1913 tại Sài Gòn, được Linh mục Eugène Soullard rửa tội ngày 18.11.1913 tại Thánh đường Sài Gòn. Cha đỡ đầu là Jean-Baptiste Lê Phát Thanh, mẹ đỡ đầu là Agnès Huỳnh Thị Tài. Giấy chứng nhận do Linh mục Pierre Do Duy Khanh ký, cấp ngày 4.8.2023.

3. Bản sao giấy khai tử chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14.11.1913, mất ngày 15.9.1963 tại Chabrignac lúc 16 giờ 30 phút. Người khai là Thái tử Bảo Long, 27 tuổi, sĩ quan. Giấy khai tử lập ngày 16.9.1963 lúc 8 giờ 15 phút, do Thị trưởng Henri Bosselut, viên chức hộ tịch, ký cùng với người khai, Thái tử Bảo Long. Bản sao giấy khai tử do Tòa thị xã Chabrignac cấp ngày 20-2-2023.

Giấy khai sanh và khai tử ghi tên họ là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, đúng theo tên chính thức lúc khai sanh. Giấy rửa tội thì ghi tên thánh Jeanne Mariette kèm theo tên Việt Nam là Nguyễn Thị Lan. Cả ba tài liệu đều ghi ngày sinh là ngày 14.11.1913.

Nơi sinh của Nam Phương Hoàng hậu:

Trong tình trạng thiếu thông tin chính xác từ những tư liệu lịch sử, nhiều chi tiết về tiểu sử Hoàng hậu Nam Phương được lặp đi lặp lại trong hầu hết các bài viết về Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam: bà là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt, một trong bốn người giàu nhất của xứ Nam Kỳ; ông Lê Phát Đạt thuộc một gia đình công giáo lâu đời, người đã xây cất nhà thờ Huyện Sỹ, là cháu chắt của vị thánh tử vì đạo Mathieu Lê Văn Gẫm; thân phụ của bà là ông Nguyễn Hữu Hào, sinh trưởng tại Gò Công trong một gia đình đại điền chủ có ruộng đất trải dài hầu hết các tỉnh miền Nam… Phần lớn những chi tiết trên đều không đúng với sự thật, nhưng khi một điều sai được nhắc lại liên tục trong một thời gian dài thì có nhiều khả năng nó trở thành sự thật vì không có ai hoài nghi tính xác thực của việc đó nữa.

Nhưng theo tư liệu từ dòng mến thánh giá Chợ Lớn và nhà thờ Xóm Chiếu thì ông Nguyễn Hữu Hào sinh ra trong một gia đình nghèo theo đạo công giáo, nguồn gốc ở xứ đạo Gò Công. Nhưng không phải Gò Công trên đồng bằng sông Cửu Long, mà Gò Công, một địa danh thuộc tỉnh Biên Hòa, gần một con rạch mang tên Gò Công và một con rạch khác tên Trao Trảo. Họ đạo Gò Công nằm ngay trên mảnh đất quê hương của Thánh Gẫm, nay đã đổi tên thành giáo xứ Thánh Gẫm.

img-2144-1699761842.jpeg
 
Nhà xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thúy và ông Marcel Schneyder - người thân của gia đình Hoàng hậu Nam Phương (hiện đang sống tại Paris).

Với sự mở mang của đô thị thì khu đất Gò Công cũ, nơi có giáo xứ Thánh Gẫm ngày nay thuộc phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Vẫn còn rất nhiều gia đình công giáo sống tại đây, trong đó có nhiều gia đình thuộc dòng dõi thánh Mathieu Lê Văn Gẫm.

Vì sự lẫn lộn giữa vùng đất Gò Công cũ thuộc hạt hành chánh Biên Hòa và thị trấn Gò Công thuộc tỉnh Định Tường mà đã nảy sinh huyền thoại Hoàng hậu Nam Phương cùng quê hương Gò Công với Hoàng hậu Từ Dụ, một vùng đất đã sản sinh hai Hoàng hậu trong lịch sử Việt Nam, một huyền thoại đã sống dai dẳng hơn nửa thế kỷ, bắt nguồn từ một lầm lẫn vì sự trùng hợp giữa hai địa danh!

Sự thật về ngày tháng năm sinh và nơi sinh cùng với những tư liệu lịch sử về Hoàng hậu Nam Phương sẽ được đưa vào trong cuốn sách sắp xuất bản của bà và TS. Vĩnh Đào có tựa: “Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương” .

Bà mong muốn qua quyển sách này, có thể điều chỉnh lại những nhầm lẫn những thông tin về Nam Phương Hoàng hậu. Đó cũng là cách thể hiện sự trân trọng với vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Và hơn thế nữa, mục đích của cuốn sách góp phần cho những nghiên cứu và điều chỉnh về xã hội học văn hóa - lịch sử, đưa các thông tin lịch sử về đúng với sự thật.

Về tác giả: TS. Vĩnh Đào - Nhà XHH. Nguyễn Thị Thanh Thúy

img-2139-1699761338.jpeg
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuý và TS. Vĩnh Hào tại chuyến đi thăm di tích Hoàng hậu Nam Phương và trường Couvent des Oiseaux (Đà Lạt) ngày 4/12/2022.

TS. Vĩnh Đào, Tiến sĩ Văn Học Pháp, Viện Đại Học Paris IV -Sorbonne. Chuyên viên ngân sách, tài chánh trong một cơ quan chính phủ Pháp trong nhiều thập niên, nay cư ngụ tại một vùng quê miền Tây nước Pháp, nghiên cứu ngữ pháp và viết sách. Ông từng làm việc trong chính phủ Pháp trước khi về hưu vào năm 2008.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy tốt nghiệp ngành xã hội học, hiện là Hội trưởng - Đồng sáng lập Hội quán Các bà mẹ - nơi đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm về Hoàng hậu Nam Phương.

Thông tin & Hình ảnh được cung cấp bởi Nhà XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý

Kim Thanh - Minh Lan