Grand

Cách để duy trì mối quan hệ với người đã làm tổn thương bạn

Hồng Gấm
Sự oán giận, cay đắng và đôi khi là cơn thịnh nộ về những người đã làm tổn thương bạn đôi khi sẽ giết chết chính bạn. Chúng gây ra những căn bệnh về tinh thần và thể chất làm cho cuộc sống của bạn mất đi niềm vui.

“Sự tha thứ không thay đổi quá khứ nhưng nó mở rộng tương lai.” Theo Paul Boese

Tôi đã dành nhiều năm ôm giữ sự tức giận đối với một người đã nhiều lần làm tổn thương tôi nhiều năm trước.

Cuối cùng tôi nhận ra rằng tha thứ cho người này là cách duy nhất để giải phóng bản thân. Sự oán giận, cay đắng và đôi khi là cơn thịnh nộ đang dần giết chết tôi. Chúng biểu hiện qua những căn bệnh về tinh thần và thể chất, bóp nghẹt cuộc sống của tôi khiến cuộc sống của tôi chỉ còn những bất bình và đau đớn mà thôi.

Tôi đã mất nhiều năm để tha thứ và thay đổi mối quan hệ với những người đã từng làm tổn thương mình vì tôi quyết định rằng nó đáng để cứu vãn. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Đã có lúc tôi bị cuốn vào những ký ức đau buồn thay vì nhớ những người ấy ở hiện tại. Những lần khác, tôi nghĩ rằng mình đã nhận ra những hành vi gợi nhớ đến quá khứ và cố gắng đặt ra ranh giới rõ ràng cho bản thân.

Đôi khi có những mối quan hệ không thể cứu vãn và bạn buộc phải ra đi, ngay cả khi đó là mối quan hệ với một thành viên trong gia đình. Nhưng nếu bạn chọn không làm vậy vì bất kỳ lý do gì, nếu bạn cảm thấy rằng mối quan hệ này đáng để hàn gắn, thì những ý tưởng sau có thể sẽ giúp bạn.

300814-1693404862.png

1. Nhận ra rằng bạn không thể khiến mọi người thay đổi.

Nhiều năm trước, một nhà trị liệu đã nói với tôi rằng bạn không thể khiến mọi người thay đổi - nếu họ không cởi mở với điều đó, bạn chỉ có thể thay đổi cách bạn phản ứng và đối xử với họ. Biết được điều này, bạn có thể quyết định rằng mình có nên thể duy trì mối quan hệ này hay không. Bạn cần phải thành thật với chính mình ở đây và trả lời thành thật với mình rằng việc ở trong tình trạng này có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn không?

Trong trường hợp của tôi, tôi đã tạo ra không gian để hàn gắn và sau đó xây dựng lại một mối quan hệ mới, lành mạnh. Mặc dù tôi biết mối quan hệ này có thể cải thiện cuộc sống của cả hai chúng tôi, nhưng tôi cũng biết mình cần phải lưu tâm đến những kỳ vọng của chính mình, vì có một số điều nó có thể không bao giờ đạt được như kỳ vọng của bạn. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước tâm lý cho điều này.

2. Xác định những gì bạn cần.

Bạn có thể cảm thấy rằng bạn chỉ có thể tha thứ nếu người này hoàn toàn thừa nhận mọi điều khiến bạn tổn thương và sau đó chịu trách nhiệm về tất cả những điều đó. Hoặc bạn có thể đã tha thứ khi người đó chỉ cần hành động đủ để bạn nhận ra sự hối hận của họ.

Điều này sẽ khác nhau đối với mọi người, và điều đó không sao cả. Bạn được phép cần bất cứ thứ gì bạn cần nhưng điều quan trọng là bạn phải xác định được nó. Nếu bạn biết mình không thể bước tiếp cho đến khi nhận được lời thú nhận và xin lỗi thấu đáo, nhưng điều đó lại không xảy ra, bạn sẽ tự chuốc lấy nỗi đau và bất hạnh.

3. Sau khi nhu cầu của bạn được đáp ứng, hãy thực hiện việc tha thứ.

Có một câu trích dẫn sâu sắc như sau: “Tha thứ là từ bỏ mọi hy vọng về một quá khứ tốt đẹp hơn”. Đó chính là ý nghĩa của việc thực sự tha thứ: chấp nhận rằng những gì đã xảy ra đã xảy ra, và sau đó quyết định rằng việc của bạn là để nó qua đi và bước tiếp vì lợi ích tốt nhất cho chính bạn.

Giống như hầu hết các cảm xúc và lựa chọn, tha thứ là điều chúng ta có thể cần phải làm nhiều lần. Đó không phải là quyết định một lần. Điều quan trọng là bạn muốn tha thứ - rằng bạn sẵn sàng thông cảm với người đó và nhìn họ bằng con mắt tươi mới, ngay cả khi điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Nếu bạn cảm thấy mình không thể làm được điều đó, vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể cần dành thời gian và đánh giá lại mối quan hệ này. Sẽ tốt hơn nhiều khi dành không gian và sau đó kết nối lại khi bạn sẵn sàng tha thứ hơn là duy trì một mối quan hệ ngày càng căng thẳng và thù địch hơn mỗi ngày.

4. Đánh giá ranh giới của bạn.

Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tha thứ cho lỗi lầm hoặc hàng loạt lỗi lầm của ai đó nếu bạn đặt ra ranh giới rõ ràng cho mối quan hệ trong tương lai.

Bạn cần tự hỏi bản thân xem có cần thay đổi điều gì để cảm thấy an toàn và hạnh phúc trong mối quan hệ như hiện tại hay không. Bạn có cần dành ít thời gian bên nhau hơn không? Bạn có cần nói rõ rằng một số chủ đề nhất định không được phép thảo luận không? Bạn có cần khẳng định bản thân khi người đó bắt đầu nói chuyện với bạn theo một cách nhất định không?

5. Thực hành chánh niệm.

Đây là phần khó khăn nhất đối với tôi: thỉnh thoảng khi tôi tiếp xúc với người này, những ký ức từ nhiều năm trước lại hiện về. Thời điểm hiện tại không phải là quá thứ, nhưng một lời nói hoặc một cái nhìn đôi khi có thể nhắc nhở tôi rằng ở quá khứ, cũng trong tình huống tương tự, lúc đó tôi đã tức giận như thế nào.

Chúng ta không cần để mình bị cuốn theo sự tức giận, thất vọng hay bất cứ điều gì gây tổn thương. Chúng ta có thể xác định cảm xúc của mình, ngồi đối diện với chúng và giải quyết chúng.

Cách khác là nhớ lại quá khứ trong đầu – trải qua mọi điều bạn mong ước đã không xảy ra, bạn cảm thấy thế nào về sự thật nó đã xảy ra, bạn ước gì mình đã làm hoặc nói lúc đó và bạn hy vọng đến mức nào rằng không có điều tương tự nào xảy ra nữa. Điều này có thể giúp bạn ngăn những phản ứng mà bạn sẽ phải hối hận sau này.

6. Hãy mở lòng đón nhận niềm vui.

Nếu bạn đã chọn duy trì mối quan hệ này, bạn phải cảm thấy rằng nó có điều gì đó dành cho (cả hai) bạn, nếu không bạn sẽ không làm điều đó. Hãy dành thời gian để tận hưởng, sống chánh niệm trong hiện tại, trong những ranh giới mới mà bạn đã đặt ra.

Nếu bạn dành phần lớn thời gian để kể lại những câu chuyện cũ hoặc khiến người này liên tục nhận được sự tha thứ của bạn, thì mối quan hệ này sẽ không còn tồn tại ở hiện tại - nó sẽ chỉ là cái bóng của quá khứ. Và việc giữ lấy điều đó có ích gì? Sẽ tốt hơn nhiều nếu chỉ giải thoát người này hơn là duy trì kết nối với nỗi đau mà bạn từ chối giải tỏa.

Duy trì các mối quan hệ không hề dễ dàng. Con người có thể mắc sai lầm, nhưng ngay cả những vết thương sâu nhất cũng có thể lành lại và những mối quan hệ căng thẳng nhất cũng có thể thay đổi. Chúng ta chỉ cần học cách nhận biết khi nào nên giữ lại và khi nào nên buông bỏ.

Chỉ có bạn mới biết điều gì phù hợp với mình trong thời điểm này và chỉ bạn mới có đủ can đảm để lựa chọn bạn phải làm gì.

Theo Tinybuddha

Hồng Gấm