Grand

4 cấp độ lắng nghe có thể hoá giải mâu thuẫn trong hòa bình

Thay đổi cách chúng ta lắng nghe là không hề đơn giản. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần chuyển hoá cách mà chúng ta trải nghiệm các mối quan hệ và thế giới xung quanh.

Thuyết chữ U đem đến một mô hình chuyển hoá kỹ năng lắng nghe một cách đầy đủ nhất từ kỹ năng lắng nghe cơ bản cho tới chuyên sâu.

“Lắng nghe có lẽ là một trong những kỹ năng lãnh đạo được bị xem nhẹ nhất ngày nay, nhiều sự lãnh đạo thất bại xuất phát từ sự thiếu lắng nghe. Thiếu kết nối với điều thật sự đang xảy ra trong thực tại ngay tại thời điểm này” - Otto Scharmer, MIT.

Otto Scharmer đã phát triển thuyết U, một thuyết thay đổi toàn diện tập trung vào sự lắng nghe cho các cá nhân, tổ chức và xã hội. Thuyết phản biện rằng sự thất bại là kết quả của sự thiếu nhận biết về các chiều sâu hơn của lãnh đạo và sự chuyển hoá trong tổ chức.

lang-nghe-1691539097.png
Ảnh: precensing.com

Thuyết chữ U mời gọi các lãnh đạo tìm ra được gốc rễ của những thay đổi phức tạp ngày nay thông qua một nhận thức mới về vai trò của chính họ trong việc tạo ra và duy trì hệ thống đang tồn tại. Việc lắng nghe không chỉ áp dụng với các lãnh đạo mà có thể xuất phát từ bất kì cá nhân nào. Dưới đây là 4 cấp độ lắng nghe:

  • Lắng nghe như một thói quen - Sự lịch sự: Cấp độ cơ bản nhất của việc lắng nghe. Lắng nghe để xác nhận lại quan điểm, thường là mang tính lịch sự hơn là việc lắng nghe chỉ ra điều thật sự đang diễn ra.
  • Lắng nghe thực tế - Thảo luận: Cấp độ 2 mọi người đem đến những quan điểm khác nhau lên bàn thảo luận, sẵn sàng thay đổi quan điểm và lắng nghe thực tế cho thấy người ta chỉ lắng nghe khi thấy những quan điểm khác với mình. Ở cấp độ này thường tạo ra kết quả là mọi người cố gắng đánh bại quan điểm của người khác và chứng minh “quan điểm của tôi đúng và quan trọng hơn".Cấp độ này là lắng nghe từ bên ngoài.
  • Lắng nghe đồng cảm - Hội thoại: Bắt đầu từ việc mọi người bắt đầu tiếp nhận các góc nhìn của nhau, lắng nghe một cách đồng cảm với nhau và trao đổi những suy nghĩ, ý tưởng. “tôi sẵn sàng lắng nghe ý tưởng/ quan điểm của bạn". Khi này việc lắng nghe đã chuyển đến từ bên trong.
  • Lắng nghe bản năng - Sức mạnh của sáng tạo tập thể: ở cấp độ này ý tưởng đến từ tập thể, mọi người không còn nói “my way", “your way" nữa mà là “our way". Đây là cấp độ lắng nghe cao nhất có thể tạo ra sức mạnh để chuyển hoá mạnh mẽ và những giải pháp sáng tạo nhất.

Khi chúng ta áp dụng cách lắng nghe khác nhau sẽ tạo ra những kết quả cụ thể khác nhau. Giá trị của đường cong chữ U khi chúng ta dịch chuyển theo hướng từ thực tế hiện tại đi đến những giải pháp sáng tạo chính là sự lắng nghe. Lắng nghe người khác, lắng nghe chúng ta và lắng nghe thế giới xung quanh.

Cuối cùng kỹ năng lắng nghe quan trọng với người mà mình chung sống cùng và cuối cùng thứ cao nhất mà việc lắng nghe có thể chạm tới đó là bạn được mở rộng tâm trí, đồng cảm và học những điều mới. Giống như Đạt Lai Lạt Ma từng nói “Khi bạn nói, bạn chỉ đang lặp lại những điều bạn đã biết. Nhưng nếu bạn lắng nghe, bạn có thể học thêm điều mới.”

Theo lofficielvietnam