Grand

Triệu phú tiết kiệm 70% thu nhập chỉ ra 3 thứ người giàu chẳng “xuống tiền” nhưng người nghèo sẵn sàng đi vay để “tậu” bằng được

Xuất thân từ nhân viên văn phòng với công việc 9 giờ/ngày, triệu phú Mỹ này đã “phất” lên nhờ áp dụng những điều đơn giản nhưng rất quan trọng.

Steve Adcock là 1 chuyên gia về tài chính cá nhân có nhiều bài viết đăng trên MarketWatch, Forbes and Business Insider. Từng là 1 kỹ sư phần mềm, anh chọn cách nghỉ hưu sớm ở tuổi 35.

260834-1693035306.png
Triệu phú Steve Adcock

Để đạt sự tự do tài chính ở độ tuổi còn rất trẻ, triệu phú này cho biết ngoài tiền tiết kiệm 70% thu nhập, kinh doanh và đầu tư thì phần lớn thành công của anh đến từ việc cắt giảm chi tiêu. Steve Adcock cho biết có 3 thứ "vô bổ" mà người giàu hiếm khi "xuống tiền" trong khi những người khó khăn hơn lại thường đổ xô đi mua.

1. Nâng cấp điện thoại dù không cần thiết

Thật khó để chối từ những lời quảng cáo hấp dẫn từ các thương hiệu điện thoại mỗi lần ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, những chiếc điện thoại ngày nay tiên tiến đến mức chúng có thể sử dụng trong một thời gian dài mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong công việc và cuộc sống.

Do vậy, dù các tính năng được cập nhật rất hay, nhưng Steve cũng khuyên mọi người không nên tốn nhiều tiền chỉ để chọn một phiên bản nâng cấp hơn điện thoại cũ một chút nếu không thực sự cần thiết. Nếu chiếc điện thoại hiện tại của bạn gặp các vấn đề kỹ thuật, việc mang nó đến cửa hàng để sửa chữa trước có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm USD.

“Vợ chồng tôi đã dùng điện thoại hơn bốn năm trước quyết định mua điện thoại mới vào năm ngoái. Đối với quyết định không nâng cấp điện thoại, mỗi năm, chúng tôi tiết kiệm được tới 1.500 USD. Thay vì sở hữu một thiết bị công nghệ bị mất giá mỗi năm, chúng tôi nghĩ rằng nên đầu tư số tiền đó vào việc đánh giá tài sản trên thị trường chứng khoán”, Steve Adcock nói.

2. Gói bảo hành mở rộng

Bảo hành mở rộng là chế độ bảo hành trả phí để kéo dài thời hạn bảo hành của thiết bị điện tử.

Theo Steve, một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Stanford cho thấy rằng người tiêu dùng thường trả quá nhiều cho các loại bảo hành kéo dài bởi vì họ đánh giá quá cao khả năng một sản phẩm sẽ cần sửa chữa nhiều lần. Tuy nhiên, các gói dịch vụ này hoạt động giống như bảo hiểm và đối với mỗi USD bạn chi tiêu, bạn có thể sẽ chỉ nhận lại được một xu.

Theo đó, triệu phú này khuyên mọi người nên nghiên cứu để đảm bảo mua được mặt hàng chất lượng cao, ít có khả năng bị hư hỏng thay vì phải “xài” những gói bảo hành hiếm khi “hữu dụng” này. Anh cũng nhắc nhở mọi người nếu thực sự cần được bảo hành mở rộng thì hãy luôn đọc kỹ chính sách của bên cung cấp dịch vụ.

3. Những cuộc chiến "may rủi"

260835-1693035306.png
Ảnh minh họa: Internet

Theo Steve, cơ hội để chiến thắng khi mua vé số là rất nhỏ - và khi so sánh với các chiến lược đầu tư cơ bản, chẳng hạn như liên tục đóng góp vào tài khoản hưu trí, thì việc chi vài USD cho vé số chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, nếu vài USD đó sau nhiều lần cộng lại cũng là một khoản tiền lớn.

Theo một báo cáo năm 2019 từ Bankrate, mỗi người tiêu dùng trung bình chi khoảng 86 USD vào vé số mỗi tháng. Điều ngạc nhiên hơn là 59% trong số những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng trúng số là một cách hợp lý để nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò năm 2019 từ ứng dụng đầu tư Stash, việc từ bỏ trò chơi đỏ đen này có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 1.032 USD một năm.

Theo cafef