Grand

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải

Ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh cỡ nào, nếu mắc phải những thói quen sau, hãy dè chừng với ung thư.

Nhà bếp là nơi bạn nấu những bữa cơm ngon cho gia đình, để cả nhà quây quần đầm ấm. Nhưng nhà bếp cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nếu không chú ý một số chi tiết có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho bạn và gia đình.

Có thể bạn đang nghĩ, "tôi ăn uống lành mạnh hàng ngày, sao lại bị ung thư?". Trên thực tế, không chỉ những gì bạn ăn mà phương pháp và thói quen nấu nướng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe. Một số điều tưởng chừng không đáng kể lại có thể là thủ phạm khiến bạn mắc bệnh ung thư.

4 thói quen xấu trong nhà bếp có thể dẫn đến ung thư cho cả gia đình

1. Không bật máy hút mùi hoặc tắt máy hút mùi quá sớm

Khi nấu ăn, bạn cảm thấy khó chịu vì khói bốc lên quá nhiều nhưng lười bật máy hút mùi, hoặc tắt ngay khi vừa nấu xong. Nếu vậy, bạn hãy cẩn thận vì điều này có thể khiến và gia đình mắc ung thư phổi.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư gia đình dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 được nhiều chị em mê mẩn làm - Ảnh 1.

Máy hút mùi là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên, nhiều người lại coi nó như vật trang trí, hiếm khi bật trong lúc nấu nướng. Khói bếp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt, hiện nay nhiều gia đình có thói quen đóng cửa bếp khi nấu thì vấn đề ô nhiễm không khí do khói gây ra càng nghiêm trọng hơn.

Tiếp xúc lâu dài với khói dầu có thể gây viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản... nặng hơn là bệnh ung thư phổi.

2. Sử dụng nồi nhôm để nấu ăn

Nồi nhôm nhẹ, rẻ và tiện lợi cho việc nấu nướng. Nhưng bạn có biết, nồi chảo nhôm có thể khiến bạn và gia đình mắc bệnh Alzheimer? Nhôm sẽ tích tụ trong cơ thể con người, gây tổn hại cho thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc.

Nồi chảo nhôm sẽ giải phóng các ion nhôm trong điều kiện nhiệt độ, môi trường axit hoặc kiềm cao, xâm nhập qua thức ăn, đi vào cơ thể con người.

Đặc biệt, việc sử dụng nồi nhôm nấu những thực phẩm có tính axit hoặc kiềm như giấm, cà chua, chanh, rau bina... sẽ đẩy nhanh quá trình hòa tan nhôm, tăng lượng nhôm nạp vào cơ thể.

Chị em nên dùng nồi làm bằng chất liệu an toàn hơn như nồi inox, nồi sứ, nồi gang. Chúng sẽ không thải ra chất độc hại, không ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như mùi vị thực phẩm.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư gia đình dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 được nhiều chị em mê mẩn làm - Ảnh 3.

3. Bọc thực phẩm trong túi nilon rồi hâm nóng

Nhiều người cho rằng, bọc thực phẩm trong túi nilon rồi hâm nóng sẽ giữ được độ ẩm, hương vị món ăn. Nhưng bạn có biết, điều này có thể khiến bạn và gia đình đối mặt bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Túi nhựa được làm từ polyetylen, polypropylen và các loại nhựa tổng hợp khác. Ở nhiệt độ cao, chúng giải phóng một số chất có hại như bisphenol A, phthalates... Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bisphenol A có thể thúc đẩy sự tăng sinh và xâm lấn của các tế bào ung thư vú. Phthalates có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới và sức khỏe tuyến tiền liệt.

Do đó không nên bọc thực phẩm trong túi nilon để hâm nóng, đặc biệt là trong lò vi sóng. Nhiệt độ làm nóng của lò vi sóng rất cao, đẩy nhanh quá trình phân hủy túi nilon, thải ra nhiều chất độc hại hơn.

4 thói quen xấu trong bếp sớm muộn dẫn đến ung thư gia đình dù bạn ăn uống lành mạnh, số 1 rất nhiều người mắc phải - Ảnh 4.

4. Rửa rau bằng nước rửa chén

Nước rửa chén là một chất tẩy rửa tổng hợp về mặt hóa học, có chứa một số chất hoạt động bề mặt, hương liệu, chất tạo màu và các thành phần khác. Những thành phần này sẽ đọng lại trên bát đĩa khi thức ăn đi vào cơ thể con người sẽ gây kích ứng, tổn thương hệ tiêu hóa và gây ra bệnh dạ dày, niêm mạc.

Các triệu chứng như viêm, loét và chảy máu ở dạ dày có thể gây ung thư dạ dày hoặc ruột về lâu dài. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất hoạt động bề mặt trong nước rửa chén có thể phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày và pepsin bào mòn thành dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.

Khuyến cáo mọi người không nên dùng nước rửa chén để rửa rau. Hãy rửa lại nhiều lần bằng nước sạch hoặc ngâm chúng trong các dung dịch tự nhiên như nước muối, giấm, nước baking soda… Các dung dịch này có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn trên rau quả, không gây hại cho cơ thể con người.

Theo Tổ quốc