Tách bạch giữa công việc và đời sống tinh thần của bản thân là vô cùng cần thiết. Việc kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn có thể làm việc một cách khỏe mạnh, hiệu quả và năng suất hơn.
1. Không dán nhãn cảm xúc: Cảm xúc không có tốt và xấu. Bạn không dán nhãn nó thì bạn mới có thể thoát ra khỏi cảm xúc của mình.
2. Đừng buồn phiền một cách cảm tính: Sau khi đã kiểm điểm lại những thất bại trong quá khứ, chúng ta hãy kiên quyết quên chúng đi và dồn tâm sức vào công việc mới.
3. Nhấn nút tạm dừng: Khi nhận ra rằng mình có cảm xúc mạnh, chúng ta hãy cố gắng đừng xung đột với người khác và nhấn nút tạm dừng đúng lúc, đó cũng là sự thông thái.
4. Xử lý cảm xúc trước, giải quyết vấn đề sau: Bạn có cảm xúc, não của bạn cũng bị cảm xúc điều khiển. Vì vậy, khi cảm xúc xuất hiện, bạn hãy giải quyết nó trước, sau đó mới tìm cách xử lý vấn đề, đừng nóng vội.
5. Luôn tập trung vào mục đích thật sự: Đôi khi, chúng ta sẽ bị những cảm xúc cá nhân như yêu quý, không có thiện cảm, kính sợ,... khiến ta lơ là một câu hỏi cực kỳ quan trọng: Mục đích thực sự của đoạn hội thoại này là gì?
6. Điều chỉnh trạng thái trước: Khi bạn bị mắc kẹt trong một vấn đề vì bị cảm xúc chi phối, bạn suy nghĩ hết điều này đến điều khác, cơ thể bạn ở hiện tại nhưng tâm trí thì lại luôn ở quá khứ và tương lai. Bạn cần bạn kéo được suy nghĩ của mình quay trở lại thực tại thì mới giải quyết được vấn đề.
7. Điều chỉnh nhận thức của bạn: Nhận thức tạo ra cảm xúc và cảm xúc kích hoạt hành động. Ngược lại, cần phải có một nhận thức cụ thể đằng sau cảm xúc, một khi tìm thấy nhận thức này, chúng ta có thể điều chỉnh lại cảm xúc một cách dễ dàng.
8. Lý tính hoặc cảm tính: Khi bạn suy nghĩ bằng lý trí, bạn sẽ kìm hãm sự nhạy cảm của mình, mặt khác khi cảm xúc của bạn quá mãnh liệt, lý trí thường không hoạt động. Hãy biết cân bằng và lựa chọn đúng lúc.
9. Học cách biết ơn: Có rất nhiều người bạn cần cảm ơn trong công việc: Đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, đối tác, người hướng dẫn, những nhân viên tạp vụ trong công ty,... Mang trong mình một trái tim biết ơn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn những cảm xúc tiêu cực.
10. Mỗi ngày, mỗi người, mỗi việc đều đang dạy bạn: Hãy luôn đặt câu hỏi “Tại sao anh ấy lại làm như thế?” sang “Rốt cuộc anh ấy đang muốn dạy mình điều gì?”
11. Sự khác biệt giữa người và người lớn hơn sự khác biệt giữa người và lợn: Khác biệt mới là bộ mặt thật của thế giới, bạn phải học cách đón nhận sự khác biệt.
12. Không tranh cãi đúng sai và thắng thua: Thẳng thắn là tốt, nhưng nhiều khi, chúng ta phải lựa chọn giữa đúng đắn và hạnh phúc. Chúng ta phải không ngừng tự hỏi bản thân “Tóm lại mình muốn chọn cái nào?” Suy cho cùng, hầu hết chúng ta đều ghét bị sửa sai, tất cả chúng ta đều muốn người khác tán đồng.
13. Cảm nhận cảm xúc bằng cả cơ thể: Khi chú ý đến phản ứng của cơ thể, chúng ta có thể giúp mình cảm nhận được cảm xúc, chúng ta có thể từ từ quan sát những thay đổi rất nhỏ của cảm xúc.
14. “Đau” chưa chắc đã “khổ”: Về cơ bản, đau và khổ hoàn toàn khác nhau. Hãy buông bỏ sự cố chấp và phản kháng của bạn với “nỗi đau”. Nguyên nhân thực sự của đau khổ là sự phản kháng, không phải bản thân nỗi đau.
Một thiền sư đã nói: “Bản thân hoa tàn không gây ra khổ đau, mà chính mong ước đóa hoa không bao giờ tàn đầy viển vông mới gây ra đau khổ.”
15. Làm bạn với cảm xúc: Bạn có thể coi một cảm xúc như ông chủ của mình, tuân theo mọi mệnh lệnh của nó; hoặc coi nó như kẻ thù và hy vọng nó biến mất. Bạn cũng có thể làm bạn với cảm xúc.
16. Tôi vốn rất ổn: Những gì chúng ta tìm kiếm luôn ở xung quanh chúng ta, ngay tại nơi chúng ta đang ngồi, thế giới tinh thần được thể hiện qua những vật thể thiêng liêng. Đừng quên, chúng ta không cần phải trở nên “đáng được yêu”, bởi vì chúng ta chính là hiện thân của tình yêu.
17. Thứ chúng ta trải nghiệm không phải cảm xúc mà là ý nghĩ: Đôi khi, “hạnh phúc” hay “buồn bã” chỉ cách nhau có một ý nghĩ của bạn. Điểm mấu chốt ở đây chính là “ý nghĩ”. Thứ chúng ta trải nghiệm không phải vấn đề, mà là ý nghĩ về vấn đề đó.
18. Rèn luyện hơi thở chánh niệm: Dù bạn đang đi vệ sinh, đang lái xe, đang ăn, đang đi, đang nghe hay đang nghỉ ngơi, hãy tập trung chú ý đến nhịp thở và cảm nhận hơi thở của chính mình.
Theo Bloom Books