Đó là tâm lý chung của nhiều người, nhất là những người lớn tuổi. Vì lo xa nên người ta cứ nghĩ, biết đâu đến một lúc nào đó sẽ cần dùng tới - trong khi cũng không thực sự biết đó là lúc nào. Và liệu khi đó xảy ra thì có nhớ đến để sử dụng không.
Cứ như thế, ngày qua ngày, các món đồ nhiều dần lên và khiến căn nhà ngày càng bừa bộn. Sau đó, không ít người nhận ra tính tiết kiệm thực dụng của mình đã sai lầm.
5 loại chi phí mà rất có thể bạn sẽ phải trả cho sự bừa bộn của mình
1. Chi phí thay thế, sửa chữa
Khi những món đồ cũ bị hỏng, việc sửa chữa hoặc thay thế là điều cần thiết. Song, không phải món đồ nào cũng có thể sửa chữa, vì việc tìm ra các chi tiết thay thế là rất khó. Với nhiều loại thiết bị đã ngừng sản xuất, bạn thậm chí chỉ còn cách thay mới. Khi này, thực sự sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
2. Chi phí sử dụng không gian
Ngay cả với những món đồ có kích thước nhỏ, bạn cũng cần sử dụng một khoảng không gian nào đó cho việc lưu trữ nó. Và đó cũng là lý do khiến không gian trong nhà hẹp lại, việc lấy ra một món đồ khác khi cần lại trở nên khó khăn hơn một chút.
Hãy tưởng tượng đến tình huống này khi nhà bạn đầy ắp đồ đạc.
3. Chi phí lưu trữ và di chuyển
Nếu bạn đang ở trong căn nhà của mình, chi phí này sẽ ít hơn một chút. Nhưng ngược lại, nếu bạn đang ở nhà thuê thì nó có thể khiến bạn phải chi ra một khoản không nhỏ đâu. Đặc biệt là những khi phải chuyển nhà, điều này sẽ hiện ra rất rõ.
Cụ thể, khi chia tiền thuê nhà theo diện tích không gian, bạn sẽ biết mình thực sự phải trả bao nhiêu cho mỗi inch không gian lưu trữ. Đó là chưa kể, mỗi lần chuyển nhà, bạn sẽ cần mua thêm màng bọc bong bóng và hộp đựng, băng dính, hồ dán để bảo quản đồ đạc. Cộng với tiền xăng xe hoặc thuê vận chuyển đến căn hộ mới... Mọi thứ sẽ khiến bạn nhận ra mình tiêu tốn cho những món đồ cũ đến như nào.
4. Chi phí thời gian
Hàng giờ đồng hồ dọn dẹp đống bừa bộn trong nhà được coi là vô cùng lãng phí với nhiều người, đơn cử có thể kể đến các bà mẹ có con nhỏ. Bạn nên biết rằng, thay vì chỉ cần dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày để dọn dẹp thì thời gian có thể tăng gấp đôi vì bạn sẽ cần di chuyển đồ đạc để tiếp cận làm sạch các không gian, khu vực đó.
Điều đó là quá sức, và không cần thiết như vậy.
5. Chi phí cảm xúc
Có thể nói, cái giá nặng nề nhất của sự lộn xộn là cảm xúc. Sự kém hiệu quả trong việc dọn dẹp nhà cửa có thể gây ra sự khó chịu vô cùng và bạn không thể thư giãn trong một môi trường bừa bộn. Vì vậy, việc giữ đầy những món đồ đã cũ trong nhà sẽ khiến các bạn cảm thấy kém hạnh phúc hơn.
Tại sao rất khó để từ bỏ sự bừa bộn?
Deacon Joseph R. Ferrari, Ph.D., người đã cùng với Catherine A. Roster, Ph.D., nghiên cứu về tác động của sự bừa bộn để xác định chính xác lý do tại sao nhiều người lại kiên trì giữ những món đồ không cần thiết khi mới trưởng thành, bất chấp sự bừa bộn đang khiến họ phải trả giá đắt.
Ferrari nói với tôi rằng có nhiều lý do khiến việc dọn dẹp trở nên khó khăn. Anh ấy nói: “Nhặt lại một thứ gì đó từ quá khứ của bạn có thể là một yếu tố kích thích cảm xúc. Ngoài ra, cũng có nhiều người giữ lại những món đồ cũ vì cảm giác sợ hãi về tương lai, sợ hãi về điều chưa biết.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải vượt qua nỗi sợ hãi đó. Trong một nghiên cứu gần đây, Ferrari và Roster đã phát hiện ra rằng bất kể bạn là ai, bạn đều trải qua những cảm xúc tích cực tương đối cao sau khi dọn dẹp Vì vậy, ngay cả khi thật khó để từ bỏ một món đồ đã từng rất thú vị, thì điều đó đều xứng đáng.
Theo Phụ nữ Việt Nam