Tuy nhiên, nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thực hiện đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 30% phụ nữ và dưới 15% nam giới thường xuyên sử dụng kem chống nắng trên cả mặt và các vùng da hở khác. Nếu bạn không phải là một trong số họ, hãy đọc những chia sẻ bên dưới của Tiến sĩ Marko Lens - chuyên gia toàn cầu về cả lão hóa da và ung thư - về những điều các chuyên gia muốn bạn biết về SPF.
1. Chọn kem chống nắng giúp bạn bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB
95% quang phổ tia cực tím của mặt trời là UVA nhưng SPF chỉ đo lường khả năng bảo vệ khỏi UVB. UVB gây ra tác hại trực tiếp, có thể nhìn thấy được (cảm thấy bỏng rát khi tiếp xúc), nhưng UVA là nguyên nhân gây ra những tác hại đáng lo ngại hơn, chẳng hạn như ức chế miễn dịch, ung thư da và lão hóa da sớm.
Hãy đảm bảo rằng bạn chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF được dán nhãn “phổ rộng” để đảm bảo rằng những gì bạn đang bôi cũng bảo vệ chống lại tia UVA.
2. Không có thứ gọi là làn da rám nắng khỏe mạnh
Không có thứ gọi là làn da rám nắng an toàn hoặc lành mạnh. Khi da bị rám nắng, đó là dấu hiệu cho thấy tổn thương DNA đã xảy ra. Thay vì tắm nắng mà không bôi kem để bảo vệ da, hãy chọn sản phẩm nhuộm da tự nhiên hoặc trang điểm màu đồng—điều đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe về lâu dài.
3. Chỉ số SPF cao hơn sẽ bảo vệ da lâu hơn
Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng: Có 2 cách hiểu phổ biến
- Hiểu theo thời gian chống tia UV: Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.
- Theo phần trăm chống lại tia UV: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.
Như vậy, SPF cao hơn sẽ bảo vệ da lâu hơn. Tuy nhiên, làn da của bạn chỉ được bảo vệ khi bạn đảm bảo việc thoa lại kem chống nắng theo khuyến cáo.
4. Dùng kem chống nắng sẽ không làm bạn thiếu vitamin D
Nếu bạn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, bạn vẫn có thể nhận đủ lượng vitamin D và cũng không bị cháy nắng. Nghiên cứu về việc sử dụng kem chống nắng và tình trạng vitamin D đã kết luận rằng việc sử dụng kem chống nắng thông thường không có tác động đến việc hấp thụ vitamin D.
5. Tìm kiếm chống nắng với sửa chữa DNA
Tìm kiếm các sản phẩm có thành phần kết hợp với khả năng chống tia cực tím và DNA Repair Enzymes để có làn da khỏe mạnh. (DNA Repair hay DNA Repair Enzymes là một cụm từ thường gặp trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay, đặc biệt là trong các sản phẩm phục hồi da. Chúng được ca ngợi là giải pháp hữu hiệu để đối phó lại các tác nhân gây hại cho da dẫn đến các vấn đề như lão hóa, sắc tố và thậm chí là ung thư da).
Theo Vogue