Hãy xem công việc như tình yêu, đồng ý thì đến, không hợp thì chia tay

Giống như Anna Wintour - bà hoàng trong ngành thời trang, hay nữ doanh nhân Whitney Herd - người sáng lập nền tảng hẹn hò Bumble, những người phụ nữ độc lập và thành đạt sẽ không vì công việc mà thay đổi bản thân. Họ xem công việc như một mối quan hệ và đối đãi như người tình.

Sau khi lăn lộn công sở từ vài đến nhiều năm, mọi người thường cảm thấy cơ thể và tâm trí ngày một bị bào mòn. Khi mới vào nghề, bạn cảm thấy công việc là tất cả, sếp là người có quyết định lớn nhất. Nhưng thời gian trôi qua, bạn sẽ dần thấy rằng công việc không còn đòi hỏi sự chăm chỉ,  cuối cùng, nó khác gì một công việc bán thời gian 8 tiếng mỗi ngày. Không cần xem công việc là toàn bộ cuộc sống của bạn. Anna Wintour - bà hoàng trong ngành thời trang, hay nữ doanh nhân Whitney Herd - người sáng lập nền tảng hẹn hò Bumble, sẽ không vì công việc mà thay đổi bản thân. Họ xem công việc như một mối quan hệ và đối đãi như người tình.

111014-1697032218.png
Ảnh minh họa

Đánh giá của sếp và đồng nghiệp không phải là tất cả

Hầu hết thời gian, điều khiến bạn khó làm việc không chỉ là bản thân công việc mà còn là sự đánh giá của sếp và đồng nghiệp về bạn. Đã có nhiều cô gái trẻ xin nghỉ việc trong cơn tức giận vì bị sếp chê hay phê bình bởi làm việc không chăm chỉ. Nhưng bạn có biết, khi ở lại một môi trường đủ lâu, bạn sẽ không thể không trải qua vài trải nghiệm khó chịu khi nhận phải những lời góp ý hay chỉ trích. Nhưng, đừng quá chú trọng vào đánh giá của sếp và đồng nghiệp. 

Dù sếp khen hay chê, đó có thể là một sự chi phối về mặt tình cảm mà họ dành cho bạn để giúp bạn tốt đẹp hơn. Sếp thường là người không quan tâm đến quá trình, họ chỉ đủ thời gian để ý đến kết quả và lợi ích, vì vậy, nếu có những phút giây sếp không hiểu ý bạn, điều đó cũng chẳng sao cả. 

Whitney Wolfe Herd, một nữ doanh nhân đồng sáng lập nền tảng hẹn hò Tinder cùng bạn trai cũ đã quyết định từ chức và sáng lập Bumble sau khi bị bôi nhọ danh tiếng và chỉ trích thậm tệ. Đôi khi, những chỉ trích chính là động lực để bạn làm điều lớn lao hơn. Bạn có thể lựa chọn bỏ qua, hoặc lấy đó làm lý do để khởi đầu một điều gì đó ngoài sức tưởng tượng. "Những ý kiến tiêu cực là điều hữu ích". Whitney Herd chia sẻ.

--> Hãy làm tốt phần việc của mình, đừng để những lời nói trở thành một trong những tác nhân làm hao mòn thân tâm của bạn, nếu thực sự đến giới hạn và không ở được nữa, hãy ra đi một cách thiện chí.

Hãy nhớ, không ai là không thể thay thế

Khi mới vào nơi làm việc, bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi xin nghỉ ốm hay đi du lịch, nhưng có người đã từng nói với tôi rằng, nếu công ty sẽ sụp đổ nếu không có bạn trong một ngày rưỡi (36 tiếng), thì bạn nên suy nghĩ lại về vị trí và mức lương của mình. Hãy suy nghĩ lại, nếu công ty không thể hoạt động khi thiếu một cá nhân nào đó, đây có phải là công ty có tiềm năng không?

Chịu trách nhiệm không phải là xấu, nhưng chịu trách nhiệm quá nhiều là câu chuyện khác. Bạn có thể yêu công việc và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung, nhưng dành toàn bộ thời gian cho công việc là một quyết định thiếu khôn ngoan, không ai trong công ty là không thể thay thế, khi bạn tiêu hao cơ thể và tâm trí của mình cho công việc, cuối cùng, khi bạn kiệt sức và mất khả năng cạnh tranh, người cuối cùng phải rời đi có thể là chính bạn. 

--> Phần thưởng tỷ lệ thuận với sự cố gắng khôn ngoan. Đó là quy tắc sống còn tốt nhất ở nơi làm việc.

111015-1697032218.png
Ảnh minh họa

Đừng dành thời gian cho nơi không trân trọng bạn

Tôi có một người quen, anh ấy luôn cho rằng mình không thể thăng tiến, mặc dù anh may mắn xin được một vị trí tốt ở một tập đoàn quốc tế. Nhưng khối lượng công việc quá tải khi phân chia không công bằng cùng cảm giác kém cỏi đã khiến anh mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, anh vẫn lựa chọn kiên trì dù mỗi ngày đều cảm thấy chán ngán và không có hứng thú. Lần gần nhất gặp lại anh, tôi bất ngờ bởi anh đã lấy lại vóc dáng sau thời gian béo phì vì thuốc, anh cho hay đã hạ quyết tâm bỏ công việc kia và thoát khỏi căn bệnh trầm cảm sau 5 năm trì trệ tại đó. Hiện tại, anh đang tìm thấy những chân trời mới ở một công việc phù hợp hơn ở công ty nhỏ không có tiếng tăm. 

Thật ra, thế giới này vốn rộng lớn, cuộc đời cũng rất dài. Bạn chỉ có một cuộc đời, tại sao lại lãng phí nó ở một nơi không trân trọng bạn? 

Cũng như J.K Rowling, bà từng nhiều lần bị sa thải, làm thư ký rồi nhân sự, rồi khi tuyệt vọng, bà quyết định cống hiến hết mình cho việc sáng tác tác phẩm kinh điển "Harry Potter", và cuối cùng nghề viết đã đưa bà trở thành một trong những người giàu nhất nước Anh. 

Bà từng nói: "Chỉ khi nghịch cảnh ập đến, bạn mới thực sự hiểu rõ bản thân và những người xung quanh mình. Loại hiểu biết này mới là một loại của cải, mặc dù phải mua bằng đau đớn."

--> "Chỉ khi nghịch cảnh ập đến, bạn mới thực sự hiểu rõ bản thân và những người xung quanh mình. Loại hiểu biết này mới là một loại của cải, mặc dù phải mua bằng đau đớn."

Trải nghiệm thất bại rất quan trọng, nó khiến ta nhìn thấu chính mình 

Đã có lúc, tôi đi làm không vì tiền, mà vì sự khẳng định của sếp. Tất nhiên, đó là lúc tôi may mắn có được một người sếp đồng điệu với mình. Nhưng cuộc sống thay đổi, quan điểm sống của mỗi người cũng biến chuyển theo thời gian. Sẽ có lúc bạn nhận ra, người có thể từng hiểu bạn nhất, lại chẳng hiểu bạn chút nào. Vì vậy, đừng cố chứng minh với sếp, bởi vì sếp không trả tiền cho "giá trị" của bạn.

Bạn có biết, Anna Wintour, bà hoàng trong ngành thời trang, đã bị "Harpers Bazaar" phiên bản Mỹ sa thải khi mới ngoài 20? Lúc đó, Anna Wintour vẫn là một biên tập viên thời trang, và bị chính ông chủ của mình sa thải. Sau này, vì phong cách chụp ảnh quá "avant-garde", bà thậm chí còn bị tố là người Anh không hiểu thị trường Mỹ. 

Để kiếm sống, Anna Wintour đã đến làm việc cho tạp chí "Viva", dù đó không phải là lý tưởng của bà. Sau 3 năm, "Viva" ngừng xuất bản và bà thất nghiệp trong 2 năm. Tuy nhiên, Anna Wintour luôn tin tưởng vào bản thân, và cuối cùng thành công tiến lên vị trí tổng biên tập của "Vogue".

Anna Wintour đã có một bài phát biểu tại Đại học Oxford rằng: "Ai cũng nên bị sa thải ít nhất một lần trong đời. Trải nghiệm thất bại rất quan trọng. Đây là hiện thực của cuộc sống. Nó khiến bạn nhìn rõ bản thân mình, rằng thế giới không hề hoàn hảo."

--> Hãy xem công việc như tình yêu, đồng ý thì đến, không hợp thì chia tay; nơi xứng đáng có bạn sẽ hiểu được giá trị của bạn.

Theo Lofficielvietnam

Link nội dung: https://song247.vn/hay-xem-cong-viec-nhu-tinh-yeu-dong-y-thi-den-khong-hop-thi-chia-tay-a34971.html