Trước dịp Tết Trung thu, trên khắp các con phố, vỉa hè đến các siêu thị, trung tâm thương mại, những chiếc bánh Trung thu được bày bán khắp nơi. Nhưng chỉ sau khi đêm Trung thu kết thúc, những chiếc bánh Trung thu này cũng “biến mất”. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò: Vậy một số lượng lớn bánh Trung thu không bán được sẽ đi đâu?
Một quản lý cửa hàng siêu thị cho biết, sau ngày Tết Trung thu, mọi người không muốn mua bánh Trung thu nữa, vì vậy những chiếc bánh này sẽ đi đến các nơi sau:
1. Tái chế lại
Quản lý cửa hàng siêu thị này cho biết những chiếc bánh Trung thu không bán hết trong siêu thị có thể sẽ được nhà máy thu hồi về. Sau khi thu hồi, những chiếc bánh này được chế biến thành các loại bánh ngọt phù hợp trong trường hợp nguyên liệu làm bánh tốt và có thể tái sử dụng, nhà sản xuất sẽ tái chế bánh Trung thu.
Ví dụ, như những chiếc bánh quy mà chúng ta thường thấy, cùng với đủ các loại bánh ngọt như bánh quy giòn, chúng đều được làm từ nguyên liệu tương tự. Nếu nguyên liệu còn tốt và có thể tái sử dụng, họ sẽ tái chế. Điều này cũng góp phần làm giảm lãng phí.
2. Bán trực tuyến với mức giá thấp
Ngoài việc chế biến thành bánh ngọt, những chiếc bánh Trung thu không bán hết khi vẫn còn hạn sử dụng, cũng được các nhà bán hàng lên mạng bán trực tuyến với giá thấp để thu hút những người thích ăn bánh Trung thu mua.
Ví dụ, trước ngày Trung thu, một chiếc bánh Trung thu có thể giá 50.000 đồng nhưng sau ngày Tết Trung thu, trên mạng, mua một chiếc bánh Trung thu tương tự có giá dưới 20.000 đồng. Đối với các nhà sản xuất, miễn là giữ được giá vốn, việc tiêu thụ hết những chiếc bánh Trung thu tồn kho này và thu được lợi nhuận nhỏ cũng là đủ, không gây nhiều tổn thất.
Vì vậy, nhiều người thích ăn bánh Trung thu, sau ngày Trung thu vẫn có thể mua. Họ không chỉ tiết kiệm tiền mà còn có thể chọn được các hương vị mình thích và thưởng thức.
3. Đi đến nhà máy thức ăn chăn nuôi
Một số chiếc bánh Trung thu có thời hạn sử dụng ngắn, trong quá trình vận chuyển và bảo quản, chúng bị vỡ hay hư hỏng. Những chiếc bánh Trung thu này sau đó sẽ được chuyển đến các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, để chế biến thành đủ loại thức ăn cho chăn nuôi… So với các nguyên liệu khác, thức ăn chế biến từ bánh Trung thu không chỉ giàu dinh dưỡng hơn mà còn có hương vị tốt hơn, khiến cho vật nuôi thích ăn hơn.
Bánh Trung thu là một loại bánh đặc biệt, thường chỉ được mọi người ăn vào dịp Tết Trung thu. Điều này dẫn đến việc hàng năm có nhiều bánh Trung thu không bán hết. Tuy nhiên, những chiếc bánh Trung thu này cũng có một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, giúp các nguyên liệu của chúng được tận dụng tối đa, phù hợp, từ đó giảm lãng phí.
Theo Phụ nữ số
Link nội dung: https://song247.vn/sau-tet-trung-thu-nhung-chiec-banh-trung-thu-khong-ban-duoc-chung-da-di-dau-a34939.html