Cách dùng tiền của người giàu keo kiệt bậc nhất thế giới: "Làm giàu không khó", khó ở chỗ ai cũng muốn NHANH GIÀU!

Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, từng hỏi Buffett: "Triết lý đầu tư của ông rất đơn giản. Vậy tại sao mọi người không bắt chước cách làm của ông?". Buffett đã trả lời rằng: “Vì chẳng ai muốn làm giàu một cách chậm rãi cả”.

Bà Graham, cựu chủ tịch tờ Washington Post, từng nói: Buffett là người keo kiệt nhất mà tôi từng thấy. Bill Gates cũng phàn nàn: Buffett mời tôi đi ăn ở McDonald's và thực tế đã lấy ra một phiếu mua hàng. Warren Buffett sẵn sàng chấp nhận điều này. Tiết kiệm tiền đến mức tối đa, tiếp tục kiếm tiền và kiên trì tiết kiệm tiền là thói quen làm giàu cả đời của ông. Từ triết lý tiết kiệm của Warren Buffett, đây là 3 giai đoạn chúng ta có thể thực hành để trở nên giàu có hơn.

060987-1694004360.png
Warren Buffett

1. Giai đoạn đầu tiên: Tiết kiệm tiền và từ chối chi tiêu trước khi đã tiết kiệm

Năm 2008, khi Buffett thay thế Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới mới, truyền thông đã chúc mừng ông. Ông hài hước nói: "Nếu bạn muốn biết tại sao tôi có thể vượt qua Bill Gates, tôi có thể nói với bạn rằng đó là vì tôi chi tiêu ít hơn. Đây là phần thưởng cho sự tiết kiệm của tôi”.

Mặc dù ông ấy tỏ ra khiêm tốn, nhưng trong suốt cuộc đời của mình, Warren Buffett chưa bao giờ tiêu tiền trước. Ông không vay tiền để đầu tư, cũng không chi tiêu quá mức.

Buffett từng nói trong bài phát biểu tại Đại học Notre Dame: "Trong đời tôi chưa bao giờ vay một số tiền lớn. Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nữa”.

Nhiều người giàu có sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng và sưu tập hàng loạt ô tô sang trọng.

Buffett chỉ có một ngôi nhà duy nhất nằm ở quê hương Omaha, nơi ông đã sống hơn 60 năm. Ông cũng chỉ sở hữu một chiếc Cadillac, đã sử dụng nó suốt 8 năm, và chỉ khi nó thật sự không thể chạy nữa, ông mới mua một chiếc xe mới.

Ông không bao giờ chi tiền không cần cho các sản phẩm xa xỉ. Buffett cũng mặc đồ rất giản dị và vào cuối tuần, ông thường mặc chiếc áo thun đơn giản. Ông ấy chọn những bộ vest có phong cách cực kỳ truyền thống vì điều này giúp ông tránh phải mua nhiều chiếc cà vạt để kết hợp.

Chiếc điện thoại thông minh mà Buffett sử dụng đã mua vào năm 2020, trong nhiều năm trước đó, ông ấy chỉ dùng một chiếc điện thoại nắp gập có giá 20USD. Đây chính là cách Warren Buffett tiết kiệm tiền của mình, không bao giờ tiêu tiền trước.

Nhưng nhìn lại, xung quanh chúng ta có biết bao cám dỗ. Một số người không thể không mua những chiếc túi phiên bản giới hạn, một số người không thể không mua các sản phẩm điện tử mới khi nhìn thấy chúng. Chưa kể các sản phẩm giảm giá trong các phiên livestream bán hàng, các hoạt động khuyến mãi của quán trà sữa…

Khắp nơi đều có bẫy tiêu dùng và việc tiết kiệm tiền thực sự rất khó khăn.

Buffett có một câu nói: "Đừng tiêu tiền trước, hãy tiêu tiền sau khi đã tiết kiệm được nó đi."

Nguyên nhân cơ bản nhất của việc tiêu dùng nâng cao là vẫn còn tiền trong túi. Nếu chi tiêu hàng ngày của bạn là 200.000 đồng, khi bạn vẫn còn 2.000.000 đồng trong túi, bạn sẽ không kiềm chế được bản thân. Nhưng nếu bạn chỉ có 1.000.000 đồng, còn nửa tháng mới trả lương thì không dám chi tiêu trước.

Số tiền trong ví của một người thường thể hiện thái độ tiêu dùng của người đó. Học cách đặt ra giới hạn chi tiêu của riêng bạn và chỉ chi tiêu một số tiền cố định hàng tháng và bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Bạn phải tin rằng trên thế giới không có nhiều người giàu chỉ sau một đêm, mọi người giàu đều bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền.

060988-1694004361.png
Ảnh minh họa

2. Giai đoạn thứ hai: Kiếm và nâng cao khả năng kiếm tiền

Khi Buffett 12 tuổi, ông đã bộc lộ tài năng đầu tư. Ông phát hiện ra rằng mình quan tâm đến các con số và tài chính nên đã đọc rất nhiều những cuốn sách này.

Đến khi tốt nghiệp đại học, ông đã có nhiều kinh nghiệm đầu tư thành công. Theo kinh nghiệm ban đầu, chỉ cần tiếp tục làm là có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng ông đã chọn cách cải thiện bản thân hơn nữa. Ông đăng ký học cao học tại Đại học Columbia.

Trong thời gian này, Buffett tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và cải thiện hệ thống đầu tư của mình, trước khi tốt nghiệp, tỷ suất tăng trưởng vốn hàng năm của ông vượt quá 61%.

Nhưng lúc này, Buffett cũng có một khuyết điểm rất lớn, ông gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Ông rất sợ phải phát biểu trước công chúng, đám đông.

Nhưng ông hiểu rằng đôi khi ông phải nói trước đám đông, đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với ông. Vì vậy, ông đã hai lần đến New York để học cách diễn thuyết công khai theo phương pháp của Dale Carnegie.

Nhờ khóa học này, khi ông trở lại Omaha và dạy học, ông có thể tự tin trình bày trước lớp. Thậm chí, khi đối diện với hơn 50.000 cổ đông trong cuộc họp cổ đông hàng năm, ông vẫn thể hiện rất tự nhiên.

Đây chính là cách Warren Buffett kiếm tiền của mình, bằng cách nâng cao khả năng kiếm tiền cá nhân.

Khi nhà văn Yataro Matsuura còn trẻ, ông chỉ là một công nhân xây dựng nhỏ có trình độ trung học cơ sở. Nhưng ông phát hiện ra rằng mình thích đọc và ghi chép. Vì vậy, ông đọc sách, xem phim hàng ngày và viết ra cảm xúc của mình. Lo sợ mình sẽ không có thêm năng lượng do làm việc nặng, ông bắt đầu chạy bộ và tập thể dục mỗi ngày để cải thiện năng lượng.

Buffett nói: “Dù trong hoàn cảnh nào, tài năng của cá nhân cũng không phải chịu áp lực lạm phát”. Làm cho bản thân có giá trị là kiếm tiền.

Naval, nhà đầu tư hàng đầu ở Thung lũng Silicon, từng đưa ra khái niệm làm giàu: "Kỹ năng quan trọng nhất để làm giàu là tìm ra tài năng của mình và trở thành người học hỏi suốt đời”.

Khi bạn tiếp tục trau dồi trong lĩnh vực mà bạn giỏi và trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó, bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhất trong lĩnh vực này.

060989-1694004361.png
Ảnh minh họa

3. Giai đoạn thứ ba: Tiết kiệm tiền và tuân thủ tư duy lãi suất kép

Mùa đông năm 1939, Buffett và em gái chơi đùa dưới sân tuyết. Buffett dùng tay bắt những bông tuyết và nhào những bông tuyết lại với nhau thành những quả cầu tuyết. Sau khi quả cầu tuyết lớn hơn, ông đẩy quả cầu tuyết lăn từ từ, mỗi lần đẩy, quả cầu tuyết sẽ nhận được nhiều tuyết hơn và ngày càng lớn hơn.

Đây là tư duy lãi kép: mỗi bông tuyết bây giờ là nền tảng của một quả cầu tuyết lớn hơn trong tương lai. Warren Buffett luôn là người thực hành tư duy lãi kép.

Khi Buffett 17 tuổi, ông bắt đầu bỏ tiền vào máy pinball. Ông mua một chiếc máy pinball cũ với giá 25 USD và thuyết phục chủ tiệm cắt tóc đưa nó vào tiệm để khách hàng tiêu dùng, 2 người sẽ chia nhau lợi nhuận.

Sau đó, ông đã mời một cộng sự tham gia, chịu trách nhiệm về việc bảo dưỡng hàng ngày của máy pinball. Trải một tuần đầu tiên, sau khi trừ tiền lương và lợi nhuận, ông kiếm được 25 USD. Sau đó, ông sử dụng số tiền này để mua thêm máy pinball thứ hai và đặt nó vào một cửa tiệm khác. Cuối cùng, ông đã đặt máy pinball vào bảy hoặc tám tiệm hớt tóc khác nhau trong thị trấn và thu lợi nhuận gần 200 USD mỗi tuần.

Sau này, khi Buffett tham gia đầu tư chứng khoán, ông thường tái đầu tư lợi tức cổ phiếu hàng năm để thu thêm lợi nhuận.

Ở tuổi 52, tài sản của Buffett chỉ có 376 triệu USD nhưng kể từ đó, tài sản của ông bắt đầu tăng theo cấp số nhân. Trong số tài sản ròng trị giá 84,5 tỷ USD của ông, có 84,1 tỷ USD kiếm được sau tuổi 52.

Đây chính là sức mạnh của lãi kép. Nếu Buffett tiêu 25 USD đầu tiên, ông sẽ không kiếm được 200 USD tiếp theo mỗi tuần; Nếu luôn lấy tiền cổ tức, cổ phiếu bỏ túi, ông sẽ không có tài sản trị giá 84,5 tỷ USD. Trong mắt Buffett, 1 USD bây giờ là 10 USD hoặc 100 USD trong tương lai. Nhưng ở đời ít người hiểu được sự thật này.

Một số người bỏ tiền vào các dự án tiềm năng xung quanh, chỉ kiếm được ít lợi nhuận trong vài năm đầu nên vội vàng rút vốn đầu tư. Một số người buộc mình phải tiết kiệm, nhưng sau khi tiết kiệm được vài tháng, họ thấy số tiền đó không bằng tiền lương hàng tháng của người khác nên đành bỏ cuộc. Nhưng việc thay đổi từ số lượng sang chất lượng không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn cả thời gian.

Đối với một số thứ, bạn có thể không thấy kết quả sau một hoặc hai ngày, nhưng với lãi suất kép theo thời gian, nó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận khổng lồ.

060990-1694004361.png
Ảnh minh họa

Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, từng hỏi Buffett: "Triết lý đầu tư của ông rất đơn giản. Vậy tại sao mọi người không bắt chước cách làm của ông?". Buffett đã trả lời rằng: “Vì chẳng ai muốn làm giàu một cách chậm rãi cả”.

Bản chất của việc làm giàu là việc tích lũy dần dần những thói quen giúp người ta dễ làm giàu. Hãy tiếp tục làm đúng cách và đi đúng đường, trở nên giàu có chỉ là vấn đề thời gian.

Theo Phụ nữ số

Link nội dung: https://song247.vn/cach-dung-tien-cua-nguoi-giau-keo-kiet-bac-nhat-the-gioi-lam-giau-khong-kho-kho-o-cho-ai-cung-muon-nhanh-giau-a34881.html