Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều hành vi đã trở thành thói quen của chúng ta lúc nào không hay. Từ việc mở cửa giúp người khác hay khi đi ăn, chúng ta luôn nhường nhau miếng cuối cùng.
Nghe thì có vẻ là một phép lịch sự nhưng thật ra, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích về những quy tắc bất thành văn cực phổ biến này.
Dù là một người yêu âm nhạc và có thể nghe nhạc mọi lúc mọi nơi nhưng hãy nếu như bạn đang lái xe đến một nơi xa lạ, nhiều khả năng bạn sẽ vô thức vặn nhỏ volume của radio hoặc tắt hoàn toàn bản nhạc đang nghe và tập trung vào con đường để không bị lạc.
Lý giải về hành vi này, giáo sư Khoa Tâm lý và Khoa học Não bộ tại Đại học Johns Hopkins, Tiến sĩ Steven Yantis, cho biết rằng trong những khoảnh khắc khi chúng ta tập trung chú ý vào việc lắng nghe, chúng ta ít khi tập trung vào những thông tin dạng hình ảnh mà não bộ nhận được. Đó đó, khi ta cần hình dung rõ nét hơn về đường đi, bản đồ,..chúng ta thường phải tắt tiếng ồn xung quanh để không bị lạc.
Hành vi này được giải thích bởi thực tế là con người là những sinh vật xã hội. Chúng ta thường có xu hướng đám đông và đó là lý do tại sao trong một tình huống bình thường, chúng ta sẽ tự động đậu xe của mình gần một chiếc xe khác trong bãi đậu xe.
Rob Henderson, trợ lý nghiên cứu tại Đại học Yale, đã phân tích nghiên cứu về chủ đề này và nêu ra một số lý do khiến mọi người đi theo đám đông. Một trong số đó là do số lượng sản phẩm và dịch vụ xung quanh chúng ta đang tăng chóng mặt. Chúng ta không có đủ thời gian để kiểm tra tất cả nên chúng ta sẽ sử dụng thứ mà đa phần mọi người đều dùng. Đó cũng là lý do tại sao trong các quảng cáo, chúng ta thường nghe thấy tuyên bố rằng sản phẩm này được 9 trên 10 chuyên gia khuyên dùng. Đó là cách họ đang cố thúc đẩy bản năng đi theo đám đông của mình.
Thực tế này thực sự khá kỳ lạ vì nó mâu thuẫn với nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu hụt. Họ nói rằng một sản phẩm càng khan hiếm, chúng ta càng muốn có được nó. Đó là lý do tại sao trong các quảng cáo giảm giá, chúng ta thường nghe nói rằng số lượng sản phẩm này có hạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Daniel A. Effron và Dale T. Miller từ Đại học Stanford đã chỉ ra trong quá trình nghiên cứu của họ rằng trong một bữa ăn, mọi người thường không lấy miếng bánh pizza cuối cùng, chiếc bánh rán cuối cùng hoặc chiếc kẹo cuối cùng trong lọ vì họ không không cảm thấy rằng họ có quyền này. Các chuyên gia gọi hiện tượng này là sự khuếch tán quyền lợi.
Theo khảo sát của TrekAce, chỉ có 6% nam giới nói rằng họ sẽ hỏi đường người lạ nếu bị lạc. Cũng trong nghiên cứu đó, người ta thấy rằng trung bình đàn ông đi thêm khoảng 900 dặm trong vòng 50 năm cuối của cuộc đời vì họ không muốn phải hỏi đường.
Mark Goulston MD đã cố gắng giải thích lý do cho việc này. Theo quan điểm của anh ấy, đàn ông không muốn nhờ tới sự giúp đỡ ngay cả khi họ đang lạc lối vì họ không muốn cảm thấy mình kém cỏi, dễ bị tổn thương hay thậm chí là bị sỉ nhục.
Từ thời thơ ấu, chúng ta được dạy phải giữ cửa cho người khác vì phép lịch sự. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có một cách giải thích khác cho hành vi này.
Theo đó, trong một bài báo do Joseph Santamaria và David Rosenbaum viết có nói rằng chúng ta giữ cửa cho người khác để giảm thiểu những nỗ lực tập thể, nghĩa là bạn không muốn người đi sau hoặc đi trước mình phải tốn năng lượng để giữ cửa mở khi bạn có thể giữ cửa cho cả bạn và họ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, điều này là biểu hiện của việc chúng ta luôn kỳ vọng mình sẽ được đối xử theo cách mà bản thân đối xử với người khác.
Thông thường, chúng ta luôn cố gắng tiêu tiền một cách hợp lý và đó là lý do vì sao chúng ta thường chọn những sản phẩm có giá cả và chất lượng phù hợp. Đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta không thích mua một món đồ có giá đắt nhất hoặc rẻ nhất trong tầm giá.
Chính tâm lý này cũng được nhiều công ty áp dụng để bán sản phẩm của mình. Theo đó, họ sẽ cố tình có hai hoặc ba lựa chọn cho một sản phẩm, trong đó sản phẩm ở hạng vừa sẽ có giá chỉ nhỉnh hơn chút xíu với sản phẩm rẻ nhất để đánh vào tâm lý người tiêu dùng,
Trong các cuộc trò chuyện, không chỉ vị trí của cơ thể với người đối diện mới quan trọng mà vị trí bàn thân cũng là một yếu tố thể hiện sự quan tâm của một người. Nếu chân của đối diện không hướng về phía bạn nhưng thân trên của họ lại hướng về phía bạn, điều đó có nghĩa là người đó không quan tâm đến cuộc trò chuyện.
Joe Navarro MA, trong cuốn sách giải mã ngôn ngữ, hành vi của cơ thể đã nói rằng tất cả mọi hành động đều xuất phát bản năng sinh tồn của chúng ta. Do đó,chúng ta sẽ bắt chéo chân khi cảm thấy thoải mái và sẽ thường ngay lập tức bỏ khoanh chân để sẵn sàng bỏ đi hoặc né tránh nếu có một nhóm người lạ đi vào. Do đó, khi một người cảm thấy buồn chán hoặc không hứng thú, đôi chân của họ cũng sẽ hướng về lối mà họ có thể thoát hiểm hoặc hướng về người khác.
Theo Tổ quốc
Link nội dung: https://song247.vn/7-su-that-ve-tam-ly-hanh-vi-cua-con-nguoi-co-nhung-dieu-ngay-nao-cung-lam-nhung-chang-ai-nhan-ra-a34872.html