3 "thần chú" giúp giữ bình tĩnh khi đối mặt với nghịch cảnh, người trưởng thành đều biết, kẻ xốc nổi thường bỏ qua

Thực hiện những biện pháp đơn giản này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin, mạnh dạn đón nhận thay đổi và sẵn sàng khám phá dù đối mặt với bất kỳ loại thử thách nào.

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn sẽ có những thời điểm hỗn loạn khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp và đưa ra phản ứng bốc đồng nhất thời. Về sau, khi dần trở nên bình tĩnh, ta mới nhận ra rằng bản thân hoàn toàn có thể hành động một cách duyên dáng, đĩnh đạc và chu đáo hơn.

Tình trạng này thường bắt nguồn từ sự mệt mỏi - khi chúng ta kiệt quệ về thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần. Điều này cũng khiến ta dễ nổi giận hoặc phản ứng thái quá trước những tình huống bất ngờ.

Để đối mặt với những điều không lường trước, chúng ta cần có một yếu tố gọi là “resilience” (tạm dịch: khả năng phục hồi) - nghĩa là khả năng thích ứng với những biến cố, thay đổi và thất bại trong cuộc sống.

140801-1692030773.png
Ảnh: minh họa

Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị cho mình một khả năng phục hồi tốt vì trên thực tế, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong cuộc sống cản trở khả năng duy trì sự bình tĩnh và tự chủ khi đối mặt với nghịch cảnh. Do đó, điều cần thiết là chúng ta phải biết cách “dự trữ và bổ sung” khả năng phục hồi trước khi ta cần dùng đến nó.

Tin mừng là chúng ta hoàn toàn có thể tái tạo nguồn năng lượng này một cách đơn giản bằng những hoạt động quen thuộc. Chẳng hạn, tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần như tập thể dục, thiền và nghỉ giải lao giữa lịch trình làm việc bận rộn. Bên cạnh đó, bằng việc thường xuyên thực hành, chúng ta cũng có thể học được cách phản ứng với những tình huống bất ngờ một cách khéo léo, bình tĩnh.

Dưới đây là 3 bước đơn giản để bạn vượt qua những tình huống căng thẳng không đoán trước:

1. Tạm dừng

Hãy dừng lại và hít thở thật sâu vài lần. Hành động này tương tự như việc khởi động lại máy tính trong lúc nó đang chạy ì ạch vì có quá nhiều ứng dụng được mở. Những giây phút tạm dừng như thế này sẽ giúp tạo ra khoảng trống, từ đó khiến bạn có ý thức về những gì nên làm tiếp theo.

140802-1692030773.png
Ảnh: minh họa

2. Đặt câu hỏi

Đây là giai đoạn bạn có thể điều chỉnh lại và khám phá ý nghĩa sâu sắc hơn của thử thách bạn đang phải đối mặt. Hãy xem xét lại mọi bước đi tiếp theo bằng cách đặt câu hỏi cho bản thân: “Cơ hội ở đây là gì? Còn điều gì mà tôi chưa nhìn thấy? Tôi có thể nhận được giá trị gì sau việc này?”.

Những câu hỏi này có thể không cung cấp giải pháp hoặc câu trả lời ngay lập tức tại thời điểm đó, nhưng chắc chắn chúng sẽ cung cấp góc nhìn mới - toàn diện và sâu sắc hơn. Hành động đơn giản này sẽ tạo ra hiệu ứng xếp tầng, mở ra cho bạn nhiều cơ hội để làm tốt hơn ban đầu.

3. Lựa chọn

Cuối cùng, việc lựa chọn có thể nghi thức hoá quá trình và tạo ra hiệu suất thực tế. Khi chúng ta lựa chọn, chúng ta đang thực hành một cách có ý thức những hoạt động nhỏ, và những hoạt động này sẽ hỗ trợ khả năng phục hồi, tạo ra sự hài hoà về cảm xúc, tinh thần và thể chất.

Càng luyện tập nhiều, chúng ta càng dễ dàng thay thế phản ứng hoảng sợ, bốc đồng ban đầu bằng chiến lược đối phó hiệu quả hơn. Kết hợp lại với nhau, ba bước này sẽ cung cấp cho ta một công thức đơn giản để kiểm soát tình huống, thay vì trở thành nạn nhân của nó.

Nguồn: Entrepreneur

Link nội dung: https://song247.vn/3-than-chu-giup-giu-binh-tinh-khi-doi-mat-voi-nghich-canh-nguoi-truong-thanh-deu-biet-ke-xoc-noi-thuong-bo-qua-a34758.html