Hậu Covid-19: sẵn sàng ứng phó, chủ động phòng chống dịch bệnh bằng khoa học
Đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị có GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y Tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh; PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế; GS.TS Phạm Lê Tuấn, Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế; Lãnh đạo các Vụ, Cục - Bộ Y tế; lãnh đạo UBND TP Đà Lạt, Sở Y tế Tỉnh Lâm Đồng cùng hơn 600 đại biểu là giám đốc, quản lý cấp cao của các bệnh viện khu vực phía Nam.
Diễn ra trong ba ngày (từ 24 đến 26/11), sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt: là Hội nghị đầu tiên của bình thường mới, trở lại sau một năm gián đoạn vì đại dịch. Hội nghị tập trung chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích, rút ra từ thực tế 2 năm đương đầu với Covid-19, cũng như giải pháp vượt qua thách thức: Bài học từ đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ để tạo ra các giải pháp ứng phó sẵn sàng cho tương lai tại Việt Nam (TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy); Khám chữa bệnh từ xa mà vẫn giữ kết nối với bệnh nhân (PGS.TS Lương Ngọc Khuê).
Những vấn đề nóng hổi, nổi cộm của nền y tế Việt Nam cũng được trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị: Thực trạng và giải pháp giữ chân sự dịch chuyển nguồn nhân lực y tế (TS.BS Nguyễn Hồng Sơn); Mua sắm trong lĩnh vực y tế - chia sẻ kinh nghiệm thực tế (PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM).
Trải qua những ngày tháng thử thách chưa từng có, công nghệ hiện đại càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong khắc phục khó khăn, duy trì và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, hỗ trợ đắc lực cho y bác sĩ. Các báo cáo xoáy sâu vào chủ đề này được đông đảo đại biểu quan tâm: Kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực An Giang (BS.CK2 Nguyễn Tấn Huy - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Khu vực An Giang); BSC và KPIs - bộ công cụ đo lường hiệu quả trong quản trị tại Bệnh viên Nhi đồng Thành phố (TS.BS Trương Quang Định – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố).
Nhiều thành tựu mới phục vụ nền y học chính xác
Thành tựu của công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) phục vụ nền y học chính xác (Precision Medicine) và cá thể hoá điều trị (Personalized Medicine) - xu hướng chung của thế giới – thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các lãnh đạo bệnh viện tại hội nghị lần này. Nổi bật là chuyên đề Ứng dụng xét nghiệm gen trong thực hành y khoa được báo cáo bởi ThS.BS Tăng Hùng Sang - Giám đốc Y khoa Gene Solutions, Phó Viện trưởng Viện Di truyền Y học TP.HCM.
Các nội dung được đề cập trong tham luận của ThS.BS Tăng Hùng Sang cho thấy phạm vi ứng dụng phong phú của Y học Hệ gen (Genomic Medicine) trong hoạt động lâm sàng tại các cơ sở y tế cũng như các chương trình sức khoẻ cộng đồng.
Ở lĩnh vực dự phòng, chẩn đoán và điều trị, đặc biệt trong 2 mảng lớn là ản - nhi và ung thư, thành tựu của công nghệ gene được ứng dụng rộng rãi từ sàng lọc đến chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán bệnh hiếm/bệnh di truyền, phát hiện đột biến ung thư di truyền… Với hoạt động tầm soát cộng đồng, công nghệ gen giúp sàng lọc người mang gen bệnh thể ẩn (carrier screen), sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT), tầm soát nguy cơ ung thư di truyền, và phát hiện sớm đa ung thư (dựa trên DNA ngoại bào).
Trong lĩnh vực sản khoa, nhờ độ chính xác trên 99%, an toàn cho mẹ và thai nhi, xét nghiệm NIPT được Bộ Y tế Việt Nam và các Hiệp hội uy tín trên thế giới khuyến cáo sử dụng cho tất cả thai phụ. Đặc biệt, xét nghiệm triSure NIPT do Viện Di truyền Y học – Gene Solutions phát triển dựa trên thông tin di truyền của người Việt và thuật toán triSure riêng. Nhờ triSure NIPT, nhiều thai phụ không còn phải chọc ối để chẩn đoán trước sinh, đảm bảo an tâm cho mẹ, an toàn cho bé. Hơn 400.000 thai phụ Việt Nam đã tin tưởng thực hiện xét nghiệm triSure NIPT suốt 5 năm qua.
Trong lĩnh vực ung thư, ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới và sinh thiết lỏng (liquid biopsy), Viện Di truyền Y học – Gene Solutions đã phát triển toàn diện hệ sinh thái tầm soát sớm, điều trị và theo dõi cho bệnh nhân ung thư. Với mục tiêu tầm soát sớm 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam (ung thư gan, phổi, vú, dạ dày, đại-trực tràng) ở người trên 40 tuổi có nguy cơ ung thư cao, công nghệ SPOT-MASTM giúp phát hiện DNA tế bào ung thư do khối u phóng thích vào trong máu (circulating tumor DNA – ctDNA). Với bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm được phẫu thuật điều trị triệt căn, K-track khảo sát tồn dư tối thiểu của khối u ở cấp độ phân tử (ctDNA) và theo dõi tái phát. Với bệnh nhân ung thư, OncoGS xác định đột biến của tế bào ung thư nhằm hỗ trợ bác sĩ chọn giải pháp cá thể hoá, điều trị trúng đích, nâng cao hiệu quả, cải thiện tiên lượng.
Công nghệ SPOT-MASTM, K-track, OncoGS mang ý nghĩa đặc biệt giữa bối cảnh Việt Nam có khoảng 150.000 trường hợp mắc mới ung thư mỗi năm, trong đó có 50% tử vong, 75% được phát hiện ở giai đoạn muộn. Hệ sinh thái của Gene Solutions cung cấp những giải pháp bổ sung, hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư, góp phần giảm gánh nặng cho ngành y tế và xã hội.
Phát biểu chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các ứng dụng từ công nghệ gen trong phạm vi sàng lọc, chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh đã được một số nước triển khai rất tốt. Theo PGS. Kim Tiến, các đơn vị trong nước cũng đã phát triển tốt các giải pháp từ công nghệ gen, tuy nhiên, làm sao để các giải pháp này phổ biến hơn và đặc biệt là từng bước tham gia, hỗ trợ cho các hoạt động sàng lọc cộng đồng, chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực sản nhi, ung thư thì các đơn vị nghiên cứu, phát triển cần có lộ trình vững chắc. Điều quan trong nhất là phải làm sao vừa đảm bảo về chuyên môn, vừa dễ tiếp cận hơn với người dân, cộng đồng.
Link nội dung: https://song247.vn/khai-mac-hoi-nghi-thuong-nien-clb-giam-doc-cac-benh-vien-khu-vuc-phia-nam-lan-thu-xx-a28610.html