Mặc dù có phiên đầu tuần giảm điểm nhưng các chỉ số chính vẫn giữ được mức tăng trong tháng 10, điều mà các nhà giao dịch đang cân nhắc liệu Fed có động thái tăng lãi suất mạnh hay không. Dow Jones đã tăng 14% trong tháng tốt nhất kể từ năm 1976. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tập trung vào công nghệ đều ghi nhận mức tăng hàng tháng ở mức một con số.
Trong tháng 10, các nhà giao dịch đã được khuyến khích khi một số quan chức Fed cho biết đang xem xét liệu có nên làm chậm tốc độ thắt chặt tiền tệ khi cân bằng giữa việc kiểm soát lạm phát và suy giảm kinh tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng trích dẫn lo ngại việc tăng lãi suất bổ sung có thể làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong tháng 10 đã bất chấp giá trái phiếu chính phủ giảm và lợi suất tăng, những yếu tố gây sụt giảm cổ phiếu trong phần lớn của năm. Hôm thứ Hai đã ghi nhận mức tăng lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm lên 4,074%, từ 3,802% vào cuối tháng 9. Lợi tức và giá trái phiếu chuyển động nghịch đảo.
Hôm thứ Hai, S&P giảm 29,08 điểm, tương đương 0,7%, xuống 3871,98 và Nasdaq tập trung vào công nghệ giảm 114,31, tương đương 1%, xuống 10988,15. Chỉ số Dow giảm 128,85, tương đương 0,4%, xuống 32732,95.
Trọng tâm sẽ là cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell, cuộc họp có thể mang lại manh mối về việc liệu Fed có thể giảm quy mô của các đợt tăng lãi suất trong tương lai hay tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ để kiềm chế giá tăng.
Cụ thể, các nhà đầu tư muốn biết liệu tháng 12 có đồng nghĩa với việc tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm hay không, hay liệu Fed sẽ giảm xuống mức nửa điểm phần trăm. Bất kể quy mô tăng lãi suất trong tháng 12 là gì, các nhà kinh tế vẫn cảnh báo rằng lạm phát cao, mức 8,2% hàng năm vào tháng 9, sẽ khiến Fed đi theo đúng hướng để đưa lãi suất cao trong năm tới. Cuối tuần qua, các nhà kinh tế tại Goldman Sachs đã nâng cao ước tính về mức lãi suất mục tiêu của Fed. Ngân hàng hiện dự kiến mục tiêu của Fed sẽ đạt 4,75% đến 5% trong năm tới, tăng từ phạm vi hiện tại là 3% đến 3,25%.
Các nhà đầu tư cũng đang xem xét lợi nhuận quý III, điều này đã giúp thúc đẩy một số công ty có báo cáo cho thấy khả năng phục hồi trong nền kinh tế đầy biến động. Mặt khác, một số công ty công nghệ lớn như Microsoft đã chứng kiến tình trạng bán tháo sau khi công bố kết quả mờ nhạt. Tuần này, gần một phần ba trong số các công ty thuộc S&P 500 công bố báo cáo.
Cổ phiếu công nghệ đã kéo các chỉ số chứng khoán đi xuống vào hôm thứ Hai. Công ty mẹ của Facebook, Meta Platforms, mất 6,04 đô la, tương đương 6,1%, xuống 93,16 đô la, tiếp tục đà trượt của tuần trước, sau một báo cáo thu nhập đáng thất vọng. Cổ phiếu Apple giảm 2,40 đô la, tương đương 1,5%, xuống 153,34 đô la khi Foxconn, một công ty đóng góp quan trọng vào sản xuất iPhone của Apple, phải vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 tại một nhà máy ở Trung Quốc.
Giá lúa mì Chicago kỳ hạn tăng 6,4% lên 8,82 đô la/giạ sau khi Nga cho biết nước này sẽ tạm ngừng tham gia xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine. Nếu các lô hàng ngũ cốc của Ukraine bị tạm dừng có thể sẽ làm tăng giá lúa mì, ngô và các sản phẩm lương thực quan trọng khác trên toàn cầu. Ngô tăng 1,6% lên 6,20 đô la/giạ.
Trên thị trường năng lượng, dầu thô Brent, tiêu chuẩn quốc tế cho giá dầu, giảm 94 cent/thùng, tương đương 1%, xuống 94,83 đô la. Nhìn chung, dầu tăng 7,8% trong tháng 10, tháng tăng giá đầu tiên kể từ tháng 5.
Ở châu Âu, Stoxx Europe 600 toàn lục địa đã tăng khoảng 0,3% vào thứ Hai, góp phần vào mức tăng 6,3% trong tháng 10.
Tại châu Á, các chỉ số chính đóng cửa với diễn biến trái chiều. Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,8% và Kospi của Hàn Quốc tăng 1,1%. Trong khi đó, Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,2% và Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,8%.
Link nội dung: https://song247.vn/noi-lo-lai-suat-tang-nhuom-do-pho-wall-a27158.html