Thường khi chúng ta đọc sách, ít có cơ hội giới thiệu những quyển sách hay mình đã từng đọc đến với bạn bè và những người xung quanh, nhất là những ai do quá bận rộn nên chưa thể đọc sách được. Nay trên các nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay như Face book, chúng ta có thể tận dụng để review sách theo cách riêng của mình để chia sẻ những đánh giá, cảm nhận của bản thân và lan tỏa sách hay cùng nhau.
Với cách review sách hay, chúng ta sẽ mang đến cho người đọc những thông tin cô đọng và súc tích nhất của sách. Từ đó, khơi gợi sự tò mò và hào hứng của người đọc, nhất định họ sẽ tìm quyển sách ấy đọc bằng bất cứ giá nào. Thế là chúng ta đã thành công trong việc review sách.
Vậy chúng ta hãy cùng tham khảo cách review sách sau đây:
Review sách nghĩa là gì?
Review có nghĩa là hồi tưởng lại, xem lại. Viết review sách là nhận xét, đánh giá về một cuốn sách là một cách cung cấp thông tin của cuốn sách đó một cách cô đọng và súc tích nhất của sách. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa review sách và quảng cáo sách vì bài review được viết khi người viết đã đọc và có những cảm nhận riêng, họ có đủ thông tin để có thể đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất. Bài review thể hiện cái nhìn trung thực và giá trị cốt lõi, giá trị tinh thần cao nhất của cuốn sách mà tác giả gửi đến cho chúng ta.
Những nguyên tắc khi viết review sách
Để có một bài review tốt, chúng ta cần nắm tổng quan nội dung sách và bên cạnh đó, dùng lối kỹ thuật đặt vấn đề dễ hiểu và dễ tiếp cận cho sách. Vì mỗi người có cách đọc sách khác nhau nhưng ít ai tóm lược lại nội dung sau khi đọc một cuốn sách thấy hay và thú vị thì chắc chắn ai cũng muốn chia sẻ nó cùng bạn bè hay những người thích đọc sách. Kỹ thuật tốt lại khó hơn là nó dường như khá trừu tượng và đó thường là thứ làm nên hoặc phá hỏng một bài viết. Bạn có thể tự đặt ra cho mình những nguyên tắc riêng khi viết một bài review sách. Nhưng cái riêng vẫn cần dựa trên cơ sở của những chuẩn mực chung. Có một nguyên tắc cơ bản mà chúng ta cần áp dụng khi viết một bài review:
1. Bài review sách không phải là một bài quảng cáo
Khi review sách, chúng ta phải xác định rõ không phải quảng cáo sách. Điều đó đồng nghĩa với việc bài viết sách sẽ không mang mục đích thương mại, chèo kéo người đọc mua cuốn sách mà bạn đang đề cập tới. Chủ yếu là hướng tới mục đích đánh giá lại cảm nhận của bản thân khi đọc xong một cuốn sách, rút ra những cái hay và thú vị của sách.
2. Bài review cần bám sát nội dung
Đó chính là sự chính xác khi bạn đề cập đến nội dung, tư tưởng chủ đạo của cuốn sách. Suy nghĩ đưa ra bố cục của một bài review rõ ràng và cụ thề. Từ đó, sẽ viết một cách trình tự hay đưa ra những phân đoạn bất ngờ gây thích thú cho người đọc. Có thể review sách không theo trình tự nội dung mà theo cách tư duy bối cảnh mà nhân vật chính chứng kiến trong câu chuyện, từ quá khứ tới hiện tại hay ngược lại nhưng không làm phá đi sự mạch lạc nội dung của sách vì nó sẽ giúp người đọc có trải nghiệm đọc thoải mái hơn. Phần hiển thị nhìn sạch sẽ, rõ ràng hơn thì người đọc cũng có xu hướng đọc lâu hơn và nhiều hơn.
3. Làm nổi bật giá trị cốt lõi của cuốn sách
Nói cách khác, bài review của bạn cần có chiều sâu, có điểm nhấn riêng. Một bài viết thể hiện được cái tôi riêng của bạn sẽ tạo hứng thú cho người đọc và thôi thúc họ đọc tiếp.
4. Luôn hướng tới người đọc
“Tại sao tôi phải đọc bài viết này của bạn?”, “Hãy cho tôi một lý do để đọc nó?”.Sẽ có những thời điểm mà bạn phải cho độc giả thấy được lý do để họ phải dành thời gian đọc bài viết của bạn, đặc biệt, khi bạn đang viết một bài khá dài. Chỉ cần bài viết ngắn gọn, đầy đủ và súc tích, vì độc giả cần nắm tinh thần của sách trước khi họ quyết định mua nó để đọc nhờ bài viết review quá hấp dẫn. Như thế chúng ta đã thành công để đưa quyển sách đến gần hơn với độc giả, buộc họ phải đi tìm để đọc bất cứ giá nào.
Review sách hay cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần lấy lại văn hóa đọc sách đang dần mai một, khi công nghệ thông tin ngày càng chiếm lĩnh hầu hết cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế, phải làm cho văn hóa đọc sách lan tỏa mạnh hơn nữa, cùng với những cách đọc sách phong phú ngay trên nền tảng mạng xã hội và tận dụng nó một cách thông minh và có định hướng.